MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chiến thuật làm giàu chậm mà chắc như 2 "huyền thoại bán hàng rong": Lãi ít nhưng thu về tiền khủng, tưởng khù khờ nhưng hóa ra toàn "bậc thầy kinh doanh"

26-04-2023 - 11:40 AM | Lifestyle

"Đừng bao giờ đánh giá thấp một số tiền nhỏ" là bí quyết kiếm tiền khủng của “thần khờ” Trung Quốc và huyền thoại kinh doanh Mỹ Joe Ades.

Chiến thuật làm giàu chậm mà chắc như 2 "huyền thoại bán hàng rong": Lãi ít nhưng thu về tiền khủng, tưởng khù khờ nhưng hóa ra toàn "bậc thầy kinh doanh" - Ảnh 1.

Bắt đầu từ tay trắng, cùng đi lên từ gánh hàng rong với số vốn ít ỏi song triệu phú USD Joe Ades và tỷ phú Niên Quang Cửu đều tạo dựng được thành công và trở thành huyền thoại kinh doanh. Bí quyết của họ là chiến thuật làm giàu “chậm mà chắc”, tích tiểu thành đại mà ai cũng có thể học tập và làm theo.

  1. 1. Huyền thoại bán hàng rong Mỹ Joe Ades

Ít ai có thể tin rằng bán dao gọt khoai tây là công việc suốt hơn 60 năm của một triệu phú USD. Doanh nhân Joe Ades được xem là một trong những nhân viên sales thiên tài khi trở nên giàu có chỉ nhờ việc bán dao cạo khoai tây với giá 5 USD ở các góc phố nhộn nhịp của "kinh đô tài chính" Manhattan, New York, Mỹ.

Theo đó, Joe Ades đã học kỹ năng bán hàng và đi bán dạo mọi thứ trong nhiều năm tại Manchester, Anh, khi còn là một thiếu niên. Sau này, ông chuyển tới New York và chọn dao nạo khoai tây làm sản phẩm để bán tại đường phố bởi kích thước nhỏ gọn và nhẹ. Những con dao nạo này được Ades nhập về từ công ty của Thụy Sĩ, chúng được thiết kế khéo léo với lưỡi dao để tạo ra những miếng cắt khác nhau.

Chiến thuật làm giàu chậm mà chắc như 2 "huyền thoại bán hàng rong": Lãi ít nhưng thu về tiền khủng, tưởng khù khờ nhưng hóa ra toàn "bậc thầy kinh doanh" - Ảnh 2.

Dù kinh doanh mặt hàng không có gì nổi bật, song Joe Ades đã tìm ra cách biến công việc của mình thành một buổi trình diễn "nghệ thuật" hấp dẫn và lôi cuốn trên góc phố. Bất kỳ ai đi qua cũng đều bị ông cụ này thu hút. Bằng cách đó, Ades thuyết phục họ chi 5 USD cho một sản phẩm giá rẻ nhưng tiện dụng và có nhiều khách hàng thân quen.

Nhờ đó, dù lợi nhuận thu được thấp nhưng ông lại có doanh thu ổn định với sản phẩm có mức giá không đổi. Cảm thấy đây là một công việc "ổn định", ông ấy còn truyền lại "phương thức bán hàng" này cho con gái của mình để cô có thể bán sách và trang trải cho việc học đại học. Sau 60 năm bán dao nạo khoai tây, Ades trở thành triệu phú USD và có cuộc sống giàu sang. Ông sống trong một căn hộ ngay tại khu Park Avenue và chi trả cho những đứa cháu vào học những trường đại học tốt nhất của Mỹ.

  1. 2. Tỷ phú Niên Quang Cửu - Huyền thoại bán hàng rong Trung Quốc

Ngay từ bé, vì gia cảnh khó khăn nên Niên Quang Cửu phải cùng cha kiếm sống bằng nghề bán hoa quả bằng những sạp hàng nhỏ. Trong những năm tháng thơ ấu, cách cha mình buôn bán, giao tiếp với khách hàng đã ăn sâu vào tâm trí và dần dần "nuôi lớn'' ước mơ kinh doanh trong con người Niên Quang Cửu.

Sau khi cha qua đời, Niên Quang Cửu tiếp quản công việc kinh doanh và tiếp tục mở thêm cửa hàng. Ông quyết định đổi mới chiến lược bán hàng bằng cách cho khách hàng nếm thử trước khi mua, nếu khách vừa ý thì cân vài ký, không vừa ý thì không phải trả tiền. Cũng có một số khách hàng khó tính quay lại và phàn nàn về việc chất lượng trái cây không đủ tốt đồng thời muốn được giảm giá, tuy nhiên Niên Quang Cửu vẫn rất nhiệt tình với họ.

Chiến thuật làm giàu chậm mà chắc như 2 "huyền thoại bán hàng rong": Lãi ít nhưng thu về tiền khủng, tưởng khù khờ nhưng hóa ra toàn "bậc thầy kinh doanh" - Ảnh 3.

Cũng chính vì kiểu buôn bán khó hiểu này mà lúc đầu ông bị những người bán hàng khác trên đường cười nhạo và gọi là "Kaizi"(người nông cạn, thiếu hiểu biết).

Dù bị chế nhạo, Niên Quang Cửu vẫn không quan tâm và tiếp tục bán hàng theo cách của mình. Thấy ông quá cố chấp, mọi người bắt đầu gọi ông với một tên gọi mới là "kẻ ngốc", song ông vẫn rất vui vẻ và không hề tỏ ra ghét bỏ danh hiệu này.

Vốn rất thông minh nhưng Niên Quang Cửu không đi học văn hóa ở trường. Theo lời kể, lúc ấy người đàn ông này chỉ có thể viết năm chữ, đó là "Niên Quang Cửu" và "Đồng ý". Tuy nhiên, điều đó không hạn chế được đầu óc nhạy bén trong kinh doanh của ông. Với cách thức bán hàng "ngu ngốc" đó, lượng khách hàng đến mua trái cây của ông tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, phương thức kinh doanh này lại bị cho là hành động "đầu cơ". Kết quả là Niên Quang Cửu 2 lần bị đẩy vào tù vì hình thức kinh doanh này.

Chiến thuật làm giàu chậm mà chắc như 2 "huyền thoại bán hàng rong": Lãi ít nhưng thu về tiền khủng, tưởng khù khờ nhưng hóa ra toàn "bậc thầy kinh doanh" - Ảnh 4.

Khi được trả tự do, ông lại càng hừng hực khí thế quyết làm lại từ đầu với công việc bán hạt dưa. Cái sạp nhỏ trước đây đã trở thành một nơi “kinh doanh chui”. Hạt dưa được chế biến vào tối hôm trước và bán ở những địa điểm thương mại như rạp chiếu phim hoặc những nơi đông người vào ngày hôm sau.

Nhờ chất lượng tuyệt vời và giá thành rẻ, hạt dưa của Niên Quang Cửu đã thu hút đông đảo khách hàng. Mỗi khi có người mua hạt dưa, ông đều sẽ tặng thêm một ít nữa để khách mang về. Cách kinh doanh nửa bán nửa cho này cũng khiến “kẻ ngốc” bị các tiểu thương khác cười nhạo, không những vậy hạt dưa mà ông bán ra cũng được gọi là Fool Guazi - “hạt dưa của kẻ ngốc”.

Tuy nhiên, công việc buôn bán của ông ngày càng khấm khá, dần dần, xưởng nhỏ của ông đã nhanh chóng phát triển thành một “công xưởng lớn” với hơn 100 công nhân.

Năm 1985, Niên Quang Cửu đã nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh mới là hoạt động mua hàng có thưởng, thậm chí, ông còn quyết định trao tặng một chiếc ô tô nhãn hiệu Thượng Hải cho người giành được giải nhất. Bị kích thích bởi số tiền thưởng khổng lồ, lượng khách đến chỗ Niên Quang Cửu mỗi ngày một đông, thậm chí người ta còn thấy khách mua hạt dưa của ông ngày nào cũng đều xếp hàng dài tới 50 mét .

Chỉ trong ba tháng, Niên Quang Cửu đã kiếm được một triệu nhân dân tệ, một số tiền khổng lồ trong những năm 1980. Vào thời điểm đó, cách thức kinh doanh của ông không chỉ mới lạ mà còn đầy hứa hẹn sẽ phát triển trong tương lai.

Sự nổi tiếng của “gã khờ” cũng đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông cả nước. Kể từ năm 1982, tờ Nhật báo Quảng Minh đã nhiều lần đưa tin “hạt dưa của kẻ ngốc” đã trở nên nổi tiếng khắp cả nước. Người từ khắp nơi tìm đến đặt hàng, khiến ông còn được mệnh danh là “Người bán hàng số 1 Trung Quốc” thời bấy giờ.

(Tổng hợp)

Ánh Lê

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên