MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chiến thuật ‘phòng ngự’ của nhà đầu tư cá nhân trong mùa Covid-19

20-10-2020 - 13:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Có nhiều cách thức để tham gia thị trường, đầu tư dài hạn và bảo vệ tài sản mà không nhất thiết phải trở thành “nhà đầu tư F0”.

"Bỏ tiền vào đâu?" là một câu hỏi truyền thống nhưng vẫn rất "nóng" trong bối cảnh giá trị tài sản đang dần sụt giảm và lãi suất thấp, đặc biệt là với những người có tiền nhàn rỗi muốn đầu tư nhưng không có nhiều kinh nghiệm.

Chiến thuật ‘phòng ngự’ của nhà đầu tư cá nhân trong mùa Covid-19 - Ảnh 1.

Ông Ngô Thế Triệu - Tổng Giám đốc kiêm Tổng Điều hành Đầu tư của Eastspring Việt Nam

Làn sóng nhà đầu tư F0

Một điều thú vị là kể cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán vẫn xuất hiện làn sóng các "nhà đầu tư F0", một khái niệm chỉ những người lần đầu tiên mở tài khoản và đầu tư chứng khoán, trên khắp các châu lục, trong đó có Việt Nam.

Một ví dụ như trường hợp của anh Nam, nhân viên văn phòng cho một công ty truyền thông ở quận 3. Với sự phục hồi mạnh mẽ của chỉ số VNI vào tháng 4, sau đợt giảm mạnh hồi tháng 3 khi Covid-19 phát tán rộng khắp trên toàn thế giới, Nam cũng "bỏ túi" được một số tiền đáng kể.

Tuy nhiên, đến giai đoạn sau này, khi thị trường bắt đầu có sự điều chỉnh phức tạp và khó đoán hơn, những nhà đầu tư F0 như Nam lúc này trở nên "đuối sức" vì không đủ thời gian, nguồn lực và kinh nghiệm để theo dõi và tìm ra những mã cổ phiếu có tiềm năng tăng giá. Bây giờ, Nam phải "vật lộn" tìm ra danh mục cổ phiếu tốt để bảo vệ tài sản, thay vì chỉ là tăng trưởng cao như trước kia.

Chiến thuật ‘phòng ngự’ của nhà đầu tư cá nhân trong mùa Covid-19 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa (Nguồn: Shutter Stock)

Dù vậy, lựa chọn của Nam vẫn là để tiền vào thị trường chứng khoán, trong bối cảnh lãi suất tiền gửi đang có xu hướng giảm mạnh. Nhiều ngân hàng hiện đang trả lãi suất khoảng 3,8%/năm cho khoản tiền gửi kỳ hạn 6 tháng.

Trong khi đó, hoạt động đầu tư trên nhiều kênh khác vẫn chưa có điểm sáng, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Kênh đầu tư vào vàng cũng là kênh đáng cân nhắc khi giá vàng thế giới leo thang trong bối cảnh đồng tiền các quốc gia suy yếu vì chính sách nới lỏng tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Tại Việt Nam, giá vàng cũng tăng mạnh. Theo Tổng cục thống kê, chỉ số giá vàng tính đến tháng 9-2020 tăng 32,37% so với tháng 12-2019. Tuy nhiên, rõ ràng không ai xác định được thời điểm ra-vào thị trường, chưa tính đến việc giá vàng Việt Nam hiện nay chưa thực sự liên thông trực tiếp với giá vàng thế giới.

Xu hướng đầu tư ủy thác "lên ngôi"

Dù đại dịch Covid-19 hai lần ảnh hưởng mạnh đến thị trường, với những phiên giảm mạnh vào tháng 3 và tháng 7 vừa qua, nhưng thị trường sau đó lại phục hồi khá nhanh, thậm chí diễn biến tích cực nằm ngoài dự liệu của giới đầu tư. Chỉ số VNI-Index tính đến cuối tháng 8 chỉ giảm 8%, và tính đến cuối tháng 9 thì lại tăng 2,5% so với hồi đầu năm.

Sự hưng phấn không chỉ đến từ các nhà đầu tư F0, một xu hướng khác cũng được chú ý là dòng tiền "ủy thác" từ các nhà đầu tư cá nhân cũng tăng vọt lên.

Trên thực tế, dòng tiền trên thế giới cũng đang "chạy" vào các quỹ đầu tư chuyên nghiệp trong bối cảnh thị trường trở nên bất ổn. Điển hình là câu chuyện các quỹ đầu tư ETF (đầu tư mô phỏng chỉ số) cũng "lên ngôi", không chỉ ở Việt Nam mà nhiều thị trường khác, dù phát triển hay mới nổi.

Điều này cũng cho thấy ngoài những nhà đầu tư F0, vẫn có rất nhiều người có tiền nhàn rỗi muốn bảo vệ giá trị tài sản của mình thông qua hình thức ủy thác đầu tư cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Tùy vào chiến lược, mỗi công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư có cách ứng xử khác nhau trên thị trường để "thỏa mãn" khẩu vị nhà đầu tư đã ủy thác.

Chẳng hạn như chiến lược của Công ty TNHH Quản lý Quỹ Eastspring Investments (Eastspring Việt Nam) trong giai đoạn này là nghiêng về "thế thủ hơn thế công", nghĩa là các hoạt động đầu tư nên dựa trên nền tảng của sự tăng trưởng mang tính bền vững hơn là hướng đến đầu tư dựa vào tăng trưởng cao. Là công ty quản lý quỹ lớn nhất thị trường Việt Nam tính theo giá trị tài sản đang quản lý, Eastspring Việt Nam hiện đang quản lý tổng tài sản trên 116,1 nghìn tỷ Đồng (tương đương 5 tỷ Đô la Mỹ) tính đến 30/06/2020.

"Tại Eastspring Việt Nam, chúng tôi vẫn trung thành với triết lí đầu tư giá trị đã được áp dụng qua nhiều năm.", ông Ngô Thế Triệu, Tổng Giám đốc kiêm Tổng Điều hành Đầu tư của Eastspring Việt Nam chia sẻ.

Theo đó, đối với danh mục trái phiếu Eastspring Việt Nam hướng đến mục tiêu không những bảo tồn giá trị cho danh mục mà còn tạo thu nhập ổn định và khả năng tăng trưởng vốn trong trung và dài hạn, ví dụ như trái phiếu chính phủ. Đối với danh mục cổ phiếu, Eastspring Việt Nam tập trung vào các ngành ít bị tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, các ngành có khả năng chống chọi cao khi nền kinh tế xấu đi, ví dụ như các ngành sản xuất phục vụ nhu cầu thiết thực của người dân trong nước, ngành công nghệ hoặc ngân hàng, ông Triệu chia sẻ thêm.

Theo các chuyên gia tài chính, trong xu hướng đầu tư trung và dài hạn, việc chuyển đổi giữa các loại tài sản đầu tư là cần thiết, khi mức độ tăng trưởng và rủi ro của mỗi loại tài sản sẽ khác nhau tùy theo chu kỳ kinh tế và biến động thị trường.

"Về nguyên tắc, khi thị trường mục tiêu giảm thì tất cả các quỹ có đầu tư vào thị trường mục tiêu đó đều bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của từng quỹ là khác nhau. Ngược lại, khi thị trường mục tiêu tăng trưởng, các quỹ có đầu tư vào các thị trường đó có cơ hội tăng trưởng. Nếu khách hàng muốn có được mức lợi nhuận cao thì cũng phải chấp nhận mức rủi ro cao tương ứng. Tương tự, nếu khách hàng nghiêng về mặt bảo vệ nhiều hơn thì có thể lựa chọn các quỹ trái phiếu. Cho dù là lựa chọn đầu tư nào thì Eastspring Việt Nam đều khuyên nhà đầu tư nên tôn trọng nguyên tắc đầu tư đều đặn và dài hạn.", ông Triệu nhìn nhận.

Chiến thuật ‘phòng ngự’ của nhà đầu tư cá nhân trong mùa Covid-19 - Ảnh 3.

Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị đang trở thành xu hướng tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Theo đó, người tham gia bảo hiểm đồng thời trở thành nhà đầu tư với khả năng linh hoạt chọn danh mục theo các quỹ đầu tư có liên kết với công ty bảo hiểm.

Sản phẩm PRU-Đầu Tư Linh Hoạt của Prudential Việt Nam hiện là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có đa dạng quỹ đầu tư nhất thị trường với 6 quỹ PRUlink bao gồm Quỹ PRUlink Cổ phiếu Việt Nam, Quỹ PRUlink Tăng trưởng, Quỹ PRUlink Cân bằng, Quỹ PRUlink Bền vững, Quỹ PRUlink Trái phiếu Việt Nam và Quỹ PRUlink Bảo toàn. Các quỹ này được quản lý bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm thuộc Công ty TNHH Quản lý Quỹ Eastspring Investments.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên