"Chiêu độc" Tổng thống Trump dành cho Trung Quốc nếu tái đắc cử
Việc phương Tây giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng Trung Quốc sẽ là trọng tâm chương trình nghị sự của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở nhiệm kỳ hai nếu ông tái đắc cử.
- 24-10-2020Báo Nhật phân tích vì sao Trung Quốc phục hồi kinh tế không phải toàn điều tốt đẹp
- 24-10-2020Tesla bất ngờ phải thu hồi gần 50.000 xe tại Trung Quốc, hoạt động kinh doanh bị cản trở, cổ phiếu rớt giá
- 23-10-2020Brazil hủy mua vaccine Trung Quốc chỉ sau 1 ngày
- 22-10-2020Trung Quốc: Nhà đầu tư mất trắng 120 tỷ USD khi hệ thống cho vay ngang hàng sụp đổ
Thông tin này được Phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump - ông Matt Pottinger - đưa ra hôm 23-10. Ông Matt Pottinger nói rằng Mỹ coi Úc và Ấn Độ là “những con chim hoàng yến trong mỏ than” và ở tuyến đầu đối phó với lập trường ngày càng hung hăng của Trung Quốc , kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Đó là ví von chỉ những dấu hiệu cảnh báo sớm đối với một mối nguy sắp xảy đến, xuất phát từ việc các thợ mỏ phương Tây trước kia thường mang một lồng chim hoàng yến xuống hầm mỏ. Nếu lượng khí độc trong hầm tăng cao, chim hoàng yến sẽ chết trước, các thợ mỏ thấy hoàng yến chết sẽ nhanh chóng rút khỏi hầm.
Nói về việc giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump, cố vấn Matt Pottinger nói rằng chính điều này đã khiến Thủ tướng Anh Boris Johnson ngăn cản công ty Trung Quốc Huawei xây dựng mạng 5G của Anh.
Ông Matt Pottinger cho biết một phần của chương trình nghị sự của nhiệm kỳ thứ hai tập trung vào việc làm thế nào để tạo cảm giác an toàn và sự thịnh vượng tập thể, đảm bảo không quá phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của một quốc gia duy nhất.
Phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump - ông Matt Pottinger – tại một sự kiện ở Bắc Kinh vào năm 2017. Ảnh: AP
Theo báo Úc là Sydney Morning Herald, khi Trung Quốc vượt Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Úc vào năm 2007, các nghị sĩ xứ sở chuột túi vẫn kìm mọi chỉ trích đối với Trung Quốc ở mức tối thiểu.
Tuy nhiên, theo ông Matt Pottinger, việc Trung Quốc trả đũa kinh tế đối với Úc vì thúc đẩy cuộc điều tra về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 cho thấy rằng nhiều năm giữ im lặng đã không thể tạo ra một mối quan hệ song phương tốt hơn.
Ông Matt Pottinger cho biết Trung Quốc trả đũa bằng cách áp thuế đối với lúa mạch của Úc, hủy xuất khẩu thịt bò và tuyên truyền "Úc đang nhai kẹo cao su dính vào đáy giày của Trung Quốc và đã đến lúc phải cạo nó đi".
Theo một khảo sát gần đây của Hiệp hội Henry Jackson, một tổ chức phân tích có trụ sở tại London - Anh), Úc là nước phụ thuộc nhiều nhất vào Trung Quốc đối với các mặt hàng quan trọng, xét trong liên minh tình báo Five Eyes (Ngũ nhãn), gồm 5 thành viên là Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand.
Thịt bò Úc được bày bán tại một siêu thị ở Trung Quốc. Ảnh: The Land
Ông Matt Pottinger cho biết di sản chính sách đối ngoại lớn nhất của Tổng thống Trump cho đến nay là có được sự đồng thuận đẩy lùi dần ảnh hưởng của Trung Quốc.
"Chúng tôi đã dẫn dắt sự đồng thuận đó, đó là dấu ấn của Tổng thống Trump, có lẽ là di sản quan trọng nhất và sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong một thời gian khá dài" - ông Matt Pottinger nói. Ngay từ năm 2016, cả đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ đều cam kết lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc.
Ngày 23-10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cùng Đại diện Cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell đã khởi động một cuộc đối thoại mới giữa các quan chức EU và quan chức ngoại giao về hướng tiếp cận chung đối với Trung Quốc, bao gồm nhân quyền, an ninh và chủ nghĩa đa phương.
NLĐ