Quốc gia gần 20 triệu dân đứng trước bước ngoặt lớn với vị Tổng thống "cực trẻ", sinh năm 1986
Ông Gabriel Boric, vị Tổng thống sinh năm 1986 của Chile, sẽ theo đuổi những kế hoạch lớn đầy tham vọng và sẽ giám sát một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp mới của Chile.
- 12-03-202210 bài học rút ra từ xung đột Nga - Ukraine qua góc nhìn nhà ngoại giao kỳ cựu
- 12-03-2022Những Hotgirl gây tranh cãi khi dạy cách trở thành sugar baby trên TikTok
- 12-03-2022Ngành công nghiệp JAV: Có lịch sử lâu đời, nổi lên nhờ bong bóng kinh tế và những góc khuất ít ai biết khi hàng loạt cô gái trẻ bước chân vào nghề
Ông Gabriel Boric đã chính thức trở thành vị Tổng thống trẻ nhất lịch sử Chile sau khi tuyên thệ nhậm chức hôm 11/3. Ông là cựu thủ lĩnh sinh viên và từ giờ trở đi sẽ là người "cầm trịch" khi quốc gia Nam Mỹ đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi chính trị và xã hội quan trọng.
Tổng thống Boric, 36 tuổi, đã nhận việc tiếp quản một đất nước đang tìm kiếm sự thay đổi sau các cuộc biểu tình hàng loạt vào năm 2019. Chính ông đã tham gia các cuộc biểu tình để ủng hộ, chống lại sự bất bình đẳng sâu sắc trong thu nhập, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và lương hưu.
Chính quyền của ông sẽ giám sát một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp mới của Chile, mà một hội đồng cử tri được bầu chọn hiện đang viết lại để thay thế Magna Carta được áp dụng dưới thời Cựu tổng thống Augusto Pinochet.
"Những gì chúng ta đang thấy ở đây thực sự là một sự thay đổi lịch sử. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thời điểm bước ngoặt cho đất nước này", bà Lucia Newman, biên tập viên khu vực Mỹ Latinh của Al Jazeera, nhận định.
Thách thức phía trước
Tổng thống Boric phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ suy thoái kinh tế, lạm phát cao và cơ quan lập pháp bị chia rẽ. Đây sẽ là những "bài kiểm tra" về khả năng thỏa thuận của ông để thúc đẩy cải cách trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và lương hưu, đồng thời thắt chặt các quy định về môi trường.
Ông Carlos Ruiz, một học giả tại Đại học Chile, người đã dạy ông Boric, cho biết tổng thống mới sẽ phải đối phó với một khối cực đoan bảo thủ đang trỗi dậy. Khối này đã hoạt động tốt trong các cuộc bầu cử năm ngoái và tìm thấy sự đồng thuận để thúc đẩy các cải cách của mình. "Đây là những nhiệm vụ trước mắt của tổng thống Boric", ông nói thêm.
Điều đó đã được lặp lại bởi nhà phân tích chính trị Claudia Heiss của Đại học Chile. Heiss nói với AFP: "Đây là một chính phủ lên nắm quyền trong một bầu không khí chính trị rất phân tán, không chiếm đa số trong nghị viện và do đó không thể thực hiện những cải cách thực sự triệt để trong ngắn hạn".
Nhưng các nhà bảo vệ môi trường và những người ủng hộ cộng đồng bản địa đã hoan nghênh nhiệm kỳ tổng thống của ông Boric như một cơ hội để thúc đẩy việc bảo vệ những quyền đó nhiều hơn.
Một phần của Thượng viện hôm thứ Sáu có đầy đủ đại diện của các cộng đồng bản địa khác nhau của Chile trong trang phục truyền thống.
"Đó là một dấu hiệu cho thấy đây sẽ trở thành một chính phủ hòa nhập. Đó sẽ là một chính phủ tạo ra những thay đổi xã hội mà người dân Chile đã và đang đấu tranh để đạt được, đặc biệt là các nhóm Bản địa", Cecilia Flores, một người bản địa Aymara nói với Reuters. Người này cũng nói thêm rằng đây là lần đầu tiên đại diện của từng nhóm bản địa có mặt tại lễ nhậm chức.