Chính phủ Mỹ lại đối mặt nguy cơ bị đóng cửa
Một dự luật cấp ngân sách tạm thời giúp chính phủ tránh nguy cơ đóng cửa vào cuối tuần này đã không nhận đủ số phiếu để được tiếp tục được xem xét tại Thượng viện Mỹ hôm 27-9.
- 28-09-2016Vì sao trái phiếu chính phủ Mỹ bị bán nhiều nhất từ trước đến nay?
- 15-09-2016[Infographic] Quy mô nợ của Chính phủ Mỹ
- 29-08-2016Chính phủ Mỹ chào mời Startup bằng 'visa khởi nghiệp'
Dự luật trên nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan liên bang từ ngày 1-10 đến 9-12. Nó chỉ nhận được 45 phiếu ủng hộ, ít hơn con số 60 phiếu cần thiết để hạn chế thời gian tranh luận và nhanh chóng được đưa ra xem xét bỏ phiếu tại Thượng viện, hiện chịu sự sự kiểm soát của Đảng Cộng hòa.
40 thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ và hai thượng nghị sĩ độc lập phản đối dự luật trên vì thiếu gói hỗ trợ trị giá 220 triệu USD để giải quyết cuộc khủng hoảng nước sạch ở TP Flint, bang Michigan. Dự luận còn vấp phải sự phản đối từ 13 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, trong đó có ông Ted Cruz, cựu ứng viên tổng thống.
Các lãnh đạo Thượng viện cho biết sẽ tìm giải pháp thay thế để tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ. Nếu không được cấp ngân sách tạm thời, nhiều cơ quan liên bang sẽ không đủ tiền duy trì hoạt động khi năm tài chính của chính phủ Mỹ kết thúc vào nửa đêm ngày 30-9.
Dự luật bị bác nói trên dành ra 1,1 tỉ USD để chống lại virus Zika và 500 triệu USD cứu trợ lũ lụt ở bang Louisiana và một số bang khác.
Các thành viên Đảng Dân chủ cho rằng thiếu công bằng trong việc hỗ trợ cho các vùng bị lũ tàn phá mà không giải quyết vấn đề ở TP Flint. Họ yêu cầu Đảng Cộng hòa đưa vấn đề hỗ trợ TP Flint vào dự luật này hoặc một dự luật khác về nguồn nước dự kiến được bỏ phiếu tại Hạ viện trong tuần này.
Trong khi đó, một số thành viên Đảng Cộng hòa phản đối vì một số nguyên nhân như không ủng hộ cấp kinh phí chống Zika cho đến thiếu các quy định để hỗ trợ Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ và ngăn cản sự giám sát Internet của cộng đồng quốc tế.
Cuba có đại sứ Mỹ
Mỹ hôm 27-9 đã bổ nhiệm ông Jeffrey DeLaurentis làm đại sứ đầu tiên tại Cuba sau 55 năm trong tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước. Ông DeLaurentis đang làm việc tại Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Havana, mở cửa từ tháng 7 năm ngoái. Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết đây là bước tiến hướng tới một mối quan hệ bình thường và hiệu quả hơn.
Người lao động