Chính phủ Trung Quốc hối thúc 100 doanh nghiệp nhà nước đổ tiền thâu tóm Hồng Kông
Động thái này sẽ giúp cho Trung Quốc đại lục có thêm quyền kiểm soát tại một thành phố vốn đã đối diện với nhiều khó khăn khi các cuộc biểu tình không ngừng kéo dài trong thời gian khoảng 3 tháng qua.
- 13-09-2019Bộ Công Thương: Doanh nghiệp cần bỏ tâm lý coi Trung Quốc là thị trường dễ tính, hàng hóa ra cửa khẩu biên giới có thể xuất khẩu ngay
- 13-09-2019Hà Nội có thể học gì từ Trung Quốc và nước Anh khi phát triển đề án xe đạp công cộng?
- 13-09-2019Trước đàm phán thương mại, Trung Quốc mua 600.000 tấn đậu nành và 10.000 tấn thịt lợn từ Mỹ
Trung Quốc đề nghị những công ty nhà nước lớn nhất nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp Hồng Kông, theo Reuters đưa tin. Động thái này sẽ giúp cho Trung Quốc đại lục có thêm quyền kiểm soát tại một thành phố vốn đã đối diện với nhiều khó khăn khi các cuộc biểu tình không ngừng kéo dài trong thời gian khoảng 3 tháng qua.
Yêu cầu trên được đưa ra trong buổi họp được tổ chức vào tuần này ở Thâm Quyến, nơi mà chính phủ Trung Quốc hối thúc đại diện của khoảng 100 doanh nghiệp lớn hàng đầu Trung Quốc ra tay giúp làm dịu cuộc khủng hoảng tại Hồng Kông. Đáp lại, nhiều doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã cam kết sẽ đầu tư mạnh tay hơn vào lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Cuộc họp được tổ chức bởi Ủy ban giám sát tài sản nhà nước và hành chính quốc gia Trung Quốc, ủy ban chịu trách nhiệm giám sát các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, các công ty chính phủ Trung Quốc được hối thúc mua thêm quyền kiểm soát doanh nghiệp Hồng Kông để có quyền điều hành chứ không chỉ đơn thuần nắm cổ phần. Một nhà điều hành doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc nói tại cuộc gặp này: “Phần lớn giới tinh hoa Hồng Kông không phải chúng ta”.
Thông tin mới nhất có thể khiến nhiều người lo ngại rằng Trung Quốc đang đẩy cao những nỗ lực nhằm có quyền lực lớn hơn tại Hồng Kông, điều mà những người biểu tình Hồng Kông không ngừng lo ngại. Căng thẳng chính trị leo thang đã tác động xấu đến doanh nghiệp khi mà hãng hàng không Cathay Pacific đối diện với làn sóng chỉ trích dâng cao từ Trung Quốc đại lục sau khi nhân viên hãng tham gia biểu tình.
Giáo sư đã về hưu chuyên ngành khoa học chính trị và ủng hộ dân chủ, ông Joseph Cheng, nhận xét: “Điều đó sẽ đồng nghĩa rằng Bắc Kinh sẽ chỉ có thêm quyền kiểm soát không chỉ với chính trị mà còn cả kinh tế Hồng Kông. Xét từ góc độ của Bắc Kinh, kinh tế Hồng Kông sẽ ngày một kém độc lập hơn và có nhiều ràng buộc hơn với kinh tế Trung Quốc – điều này hoàn toàn đúng với kế hoạch dài hơi của Trung Quốc”.
Các doanh nghiệp Hồng Kông sẽ phải chịu thêm nhiều ảnh hưởng từ Bắc Kinh hơn so với trước đây, Hồng Kông sẽ có mối kết nối chặt chẽ hơn với Trung Quốc thông qua nhiều dự án chiến lược, giống như Macao, Thâm Quyến và nhiều thành phố phía Nam Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình Hồng Kông đã bước vào tuần thứ 15, nó đã gây tổn hại đến vị thế trung tâm tài chính, hệ thống giao thông.
Nhân dân Nhật báo Trung Quốc trong ngày thứ Năm đã cảnh báo các nhà kinh doanh bất động sản Hồng Kông về việc găm giữ quá nhiều đất đai, Nhân dân Nhật báo hối thúc chính quyền thành phố mua lại một phần đất đai nhằm ghìm bớt đà tăng của giá bất động sản hiện đang ở mức quá cao.
BizLIVE