Chính quyền Biden họp với lãnh đạo các công ty công nghệ hàng đầu để giải quyết "khủng hoảng chip" toàn cầu
CEO của Alphabet, công ty mẹ Google, AT&T, Intel, General Motors... sẽ tham gia Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến do Nhà Trắng chủ trì vào ngày 12/2 để giải quyết tình trạng khan hiếm chip toàn cầu.
- 08-04-2021Ông Biden tái khởi động bức tường biên giới "di sản" thời cựu Tổng thống Trump
- 06-04-2021H&M, Nike,... và khủng hoảng bùng nổ khó hiểu về bông Tân Cương: Mối liên hệ sâu xa của ông Biden
- 02-04-2021Bloomberg: Gói chi tiêu với quy mô lịch sử của ông Joe Biden vẫn 'kém' so với Trung Quốc
- 01-04-2021Chi tiết gói phát triển cơ sở hạ tầng 2.000 tỷ USD mà chính quyền Biden vừa thông báo
- 01-04-2021"Canh bạc" lớn tiếp theo của Tổng thống Joe Biden
Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức khi Chính quyền Biden bắt tay vào xem xét các chuỗi cung ứng của Mỹ, bao gồm cả chuỗi cung ứng bán dẫn, pin dung lượng cao, vật tư y tế và đất hiếm. Hiện tại, cuộc khủng hoảng chip đang ảnh hưởng đến một loạt ngành công nghiệp, từ sản xuất xe điện cho tới vật tư y tế.
Các nhà sản xuất ô tô như GM và Ford gần đây đã phải cắt giảm sản lượng hoặc kéo dài thời gian ngừng hoạt động nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt chip. Chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã bị tổn hại nặng nề bởi đại dịch Covid-19, lại tiếp tục gánh thêm những tổn thất do khan hiếm chất bán dẫn. Đây là sản phẩm chủ yếu được sản xuất ở châu Á.
Các nhà lập pháp và quan chức Mỹ đã nhấn mạnh những đe dọa an ninh tiềm tàng khi nước này phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về vật liệu bán dẫn. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer nói rằng "sản xuất chất bán dẫn là một điểm yếu nguy hiểm trong nền kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta".
Chính quyền ông Biden đã yêu cầu đánh giá chuỗi cung ứng kể từ tháng 2 nhằm kiểm tra "khả năng phục hồi và năng lực của chuỗi cung ứng sản xuất cũng như cơ sở công nghiệp quốc phòng trong việc hỗ trợ an ninh quốc gia và chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp của Mỹ". Nhà Trắng cũng cho biết họ đang tìm cách xem xét những lỗ hổng trong sản xuất hoặc chuỗi cung ứng, vốn đang bị chi phối hoặc điều hành bởi "các quốc gia đang hoặc có khả năng trở nên không thân thiệt" với Mỹ.
Mặc dù đánh giá của Nhà Trắng không đề cập đến Trung Quốc nhưng rõ ràng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn là tâm điểm theo dõi của Mỹ. Washington đang phải xác định xem mình phụ thuộc như thế nào, cả về kinh tế lẫn quân sự, đối với các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc.
Hội nghị Thượng đỉnh này sẽ được chủ trì bởi Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Brian Deese. Ngoài ra, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo cũng tham dự.