MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chính quyền Biden lạnh nhạt khiến Ả rập Xê út "quay xe", nước Mỹ phải trả giá đắt thế nào?

20-03-2022 - 12:00 PM | Tài chính quốc tế

Chính quyền Biden lạnh nhạt khiến Ả rập Xê út "quay xe", nước Mỹ phải trả giá đắt thế nào?

Thương hiệu chủ nghĩa tự do của Tổng thống Joe Biden đang tỏ ra khá tốn kém, WSJ nhận định.

Mỹ lạnh nhạt

Trong trường hợp bạn không phải người theo dõi chặt chẽ các thông tin về tình hình chiến sự ở Ukraine và những diễn biến xung quanh thì gần đây, tờ WSJ cho biết Ả rập Xê út đang tiến gần hơn tới việc chấp nhận sử dụng đồng tệ làm khoản thanh toán cho các chuyến hàng chở dầu tới Trung Quốc. Trước đó, khi phương Tây trừng phạt Nga vì cuộc xung đột Ukraine, lãnh đạo Ả rập Xê út đã từ chối trả lời điện thoại của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Việc Ả rập Xê út chấp nhận đồng tiền của Trung Quốc làm phương tiện thanh toán gây thêm mất mát cho phía Mỹ và có khả năng Washington sẽ phải trả một cái giá đắt cho sự hời hợt của Chính quyền Biden với một đồng minh quan trọng về mặt chiến lược.

Chi tiết về các thỏa thuận giao dịch dầu giữa Ả rập Xê út và Trung Quốc vẫn còn mơ hồ. Hai bên đã nói chuyện trong nhiều năm về việc định giá một số giao dịch bán dầu bằng đồng tệ nhưng điều này chưa bao giờ trở thành hiện thực.

Chính quyền Biden lạnh nhạt khiến Ả rập Xê út quay xe, nước Mỹ phải trả giá đắt thế nào? - Ảnh 1.

Khoảng 80% tiền bán dầu trên toàn cầu được định giá bằng đồng USD. Trong khi đó, đồng tệ không phải đồng tiền dự trữ bắt buộc của Ả rập Xê út. Tuy nhiên, việc cả Trung Quốc và Ả rập Xê út đều quan tâm tới việc sử dụng đồng tệ có thể là tín hiệu đáng báo động với Mỹ.

Năm 1974, Ả rập Xê út cam kết chỉ tiến hành giao dịch dầu mỏ bằng đồng USD để đổi lại sự đảm bảo an ninh từ Washington. Chính quyền Tổng thống Biden bị cáo buộc đã phá hỏng mối quan hệ đó "mọi lúc, mọi nơi và bằng mọi cách". Điều này khiến Ả rập Xê út chán ngấy, tờ WSJ cho biết.

Một trong những chính sách đối ngoại đầu tiên của ông Biden sau khi nhậm chức là chấm dứt những hỗ trợ của Mỹ đối với cuộc chiến của Ả rập Xê út chống lại lực lượng Houthis mà Iran hậu thuẫn ở Yemen. Mỹ cũng loại bỏ lực lượng Houthis khỏi danh sách khủng bố. Nhà Trắng sau đó lại tiếp tục hoãn bán vũ khí theo lịch trình cho Ả rập Xê út, một cú tát về mặt an ninh với Riyadh.

Sau cái được gọi là "món quà" của ông Biden, lực lượng Houthis đã sử dụng máy bay không người lái và tên lửa tấn công các mỏ dầu và thành phố của Ả rập Xê út và đồng minh của họ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất.

Đó vẫn chưa phải những gì tồi tệ nhất. Ả rập Xê út đang phải chứng kiến Chính quyền ông Biden theo đuổi một thỏa thuận hạt nhân mới, có thể mang lại cho người Iran thêm tiền. Và tiền này, có thể được sử dụng tài trợ cho các cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Ả rập Xê út. Điều tồi tệ nhất là Tehran có thể sở hữu vũ khí hạt nhân.

Chính quyền ông Biden cho rằng các biện pháp của mình chỉ về vấn đề nhân quyền và vấn đạo. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã dẫn những quan ngại về khủng hoảng nhân đạo khi tuyên bố đưa Houthis khỏi danh sách khủng bố. Mỹ cũng rất không hài lòng về vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018 mà phía Ả rập Xê út bị cáo buộc chịu trách nhiệm.

Ả rập Xê út "quay xe"

Chính những động thái này đã khiến Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman không còn mặn mà gì với một chính quyền mà họ dửng dưng với mình. Các lợi ích chiến lược cũng đã được Riyadh tính toán lại trong bối cảnh họ sợ không còn dựa được vào Mỹ. Những sự khó chịu của Chính quyền Biden cùng cuộc rút quân kinh hoàng của người Mỹ khỏi Afghanistan cho thấy cách nước Mỹ có thể đối xử với các đồng minh.

Thái tử Salman đã từ chối bơm thêm dầu theo lời đề nghị của ông Biden khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Thậm chí, nhà lãnh đạo hàng đầu của Ukraine còn từ chối nhận điện thoại của nhà lãnh đạo nước Mỹ khi cuộc khủng hoảng năng lượng khiến giá dầu tăng phi mã.

Bắc Kinh chắc hẳn sẽ rất vui khi nhìn thấy điều này. Đặc biệt, họ sẽ vui hơn nữa khi có thể thuyết phục Riyadh bán dầu bằng đồng tệ. Làm như vậy, Bắc Kinh có thể bắt đầu xây dựng nền móng cho một đồng tệ toàn cầu, bao gồm cả việc đưa nó trở thành phương thức thanh toán quốc tế phổ dụng hơn nữa. Nó cũng mở đường cho các đối thủ khác của Mỹ cởi mở hơn với việc chấp nhận đồng tệ của Trung Quốc. Điều này cũng đồng nghĩa rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ kém hiệu quả hơn.

Chính quyền Biden lạnh nhạt khiến Ả rập Xê út quay xe, nước Mỹ phải trả giá đắt thế nào? - Ảnh 2.

Thái tử Ả ập Xê út (bên trái) trò chuyện cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin. Khi xung đột giữa Nga với Ukraine nổ ra, Ả rập Xê út được cho đã từ chối cuộc điện thoại của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Đồng bạc xanh vẫn được ưa chuộng và đó không phải điều gì cần bàn cãi. Tuy nhiên, để giữ được vị thế này, Washington sẽ phải đẩy lùi mọi thách thức "từ trong trứng nước", đặc biệt là từ các đối thủ chiến lược. Điều này có lẽ quan trọng với Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen hơn là các loại thuế toàn cầu và những quy định về khí hậu, WSJ nhận định.

Những gì xảy ra với Ả rập Xê út có lẽ đã cho thấy sự kém hiệu quả trong chính sách của ông Biden. Cựu Tổng thống Donald Trump thường xuyên đánh giá thấp các giá trị Mỹ nhưng ông Biden lại đi quá xa theo hướng ngược lại. Ông và các cố vấn chính sách đối ngoại của mình đề cao vấn đề nhân quyền và khí hậu. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy, các tổng thống thành công, chẳng hạn như Ronald Reagan, đã pha trộn rất khéo giữa chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa hiện thực….

Trong kỷ nguyên mới của sự cạnh tranh giữa các siêu cường hiện nay, Mỹ không đủ khả năng để xa lánh các đồng minh mà vẫn bảo vệ được các lợi ích và giá trị Mỹ. Việc để mất Ả rập Xê út cho thấy nước Mỹ đang phải trả giá khi cuộc xung đột Ukraine nổ ra.

Tham khảo: WSJ

https://cafef.vn/chinh-quyen-biden-lanh-nhat-khien-a-rap-xe-ut-quay-xe-nuoc-my-phai-tra-gia-dat-the-nao-20220320115237797.chn

Linh Anh

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên