Cao tốc hơn 20.000 tỷ đồng mới thông xe đã lún
Mới được đưa vào khai thác sử dụng từ đầu tháng 1/2014 đến nay, cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây đoạn đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai đã xuất hiện hiện tượng lún, lệch 3-5 cm.
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng vừa có văn bản tới Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thông báo về kết quả kiểm tra hiện trường công trình đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây do đơn vị này làm chủ đầu tư.
Tại văn bản trên, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cho biết, gói thầu số 3 tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, đoạn nối từ đi qua huyện Long Thành (Đồng Nai) vừa đưa vào khai thác vào ngày 2/1/2014 đã xuất hiện hiện tượng lún, lệch 3 – 5cm.
Không chỉ có vậy, kết quả kiểm tra hiện trường của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cũng chỉ rõ, công tác thi công nền đường tại gói thầu 5A còn một số tồn tại, cụ thể: Vật liệu đắp còn lẫn nhiều cuội, sỏi, đá tảng to so với tiêu chuẩn cho phép, còn lẫn nhiều gốc, rễ cây; công tác thoát nước tạm tại khu vực nền đường đào chưa được quan tâm; bề mặt của nền đường không bằng phẳng; đất đắp mang cống chưa đắp đúng thiết kế về chủng loại vật liệu là vật liệu thoát nước; ta luy nền đường đào gói thầu số 6 chưa được gia cố, hiện đã xuất hiện hiện tượng xói lở.
Để khắc phục những tồn tai trên, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã yêu cầu Chủ đầu tư bóc bỏ làm lại những vị trí nền đường bị hiện tượng cao su, lớp bê tông nhựa không đạt yêu cầu về độ chặt, về độ rỗng dư tại những lý trình như nêu trên; kiểm tra lại trọng lượng của lu, quy trình lu theo quy định...
Đồng thời, đề nghị VEC tiếp tục theo dõi lún và có biệp pháp xử lý bù lún kịp thời đối với vị trí nền đường bị lún nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành, khai thác.
Đường lún do nền đất yếu
Sau kết quả kiểm tra của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, mặt đường bị lún là do nền đất yếu.
Theo VEC, đoạn đường bị lún đi qua khu vực có điều kiện địa chất phức tạp, tiếp giáp giữa hai khu vực xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cọc đất gia cố xi măng của gói thầu 2 và phương pháp bơm hút chân không của gói thầu 3 nên tốc độ lún dư còn lại có sự chênh lệch.
Mặc dù vậy, VEC vẫn khẳng định, độ lún này nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án. Hiện để khắc phục sự cố này, Tổng công ty, Tư vấn giám sát và nhà thầu đang tiến hành quan trắc theo dõi lún để có giải pháp xử lý phù hợp, đảm bảo êm thuận và an toàn trong quá trình khai thác.
Đề cập đến một số tồn tại của gói thầu 5A mà Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã chỉ ra, VEC cho biết, hiện nay Tổng công ty đang yêu cầu nhà thầu rút ngắn tiến độ thi công gói thầu so với hợp đồng đã ký kết nhằm hoàn thành và đưa toàn bộ dự án vào khai thác sử dụng nên đòi hỏi đáp ứng khối lượng lớn vật liệu thi công nền đường.
“Việc gói thầu 5A còn một số tồn tại như vật liệu đắp còn lẫn nhiều cuội, sỏi, gốc rễ cây là do gói thầu gặp khó khăn về nguồn khai thác mỏ đất, khu vực xung quanh không có mỏ vật liệu có trữ lượng lớn, chất lượng đồng đều nên phải sử dụng các mỏ đất có quy mô nhỏ, phân tán. Vì vậy, vật liệu từ các mỏ không đồng nhất, cục bộ”, đại diện VEC khẳng định.
Theo đơn vị này, hiện Chủ đầu tư đã chỉ đạo Tư vấn giám sát, nhà thầu kiểm tra kỹ chất lượng vật liệu khi đưa vào công trường, kiên quyết loại bỏ vật liệu không đảm bảo yêu cầu trước và trong quá trình thi công, đảm bảo chất lượng khi thi công theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây thuộc quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam từ Thành phố Hồ Chí Minh nối quốc lộ 51, sân bay quốc tế Long Thành, quốc lộ 1A, có tổng chiều dài 55 km, vận tốc thiết kế 120 km/h, gồm 4 làn xe, chiều rộng nền đường 27,5 m, tổng vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng từ nguồn vay OCR của Ngân hàng ADB và vốn vay ODA của Nhật Bản cùng vốn đối ứng. Hiện dự án dự kiến sẽ thông xe và đưa vào khai thác toàn tuyến vào năm 2015.
Liên quan đến tuyến cao tốc này, cuối tháng 12/2013, một bạn đọc ngụ tại H.Long Thành (Đồng Nai) đã gửi đến các cơ quan báo chí tố cáo một số hạng mục của dự án (đoạn đi qua khu vực cầu Xéo thuộc địa phận thị trấn Long Thành, Đồng Nai), có dấu hiệu bị “rút ruột” nghiêm trọng, thi công cẩu thả không đảm bảo chất lượng.
Người tố giác khẳng định từng làm công nhân thi công gói thầu số 3 nên phát hiện nhiều sai phạm tại đây. Trong đó, nghiêm trọng nhất là trụ bê tông gắn thanh sắt lan can 2 bên đường và giữa dải phân cách. Sau khi báo chí phản ánh, Bộ Giao thông vận tải đã vào cuộc kiểm tra và khẳng định có hiện tượng khiếm khuyết về chất lượng thi công hạng mục phụ trợ là móng cột hộ lan tại một số vị trí thuộc gói thầu số 3 của tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Sau chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, VEC đã tiến ra quyết định kỷ luật 11 người do có liên quan đến những sai phạm trên.
Tại văn bản trên, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cho biết, gói thầu số 3 tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, đoạn nối từ đi qua huyện Long Thành (Đồng Nai) vừa đưa vào khai thác vào ngày 2/1/2014 đã xuất hiện hiện tượng lún, lệch 3 – 5cm.
Không chỉ có vậy, kết quả kiểm tra hiện trường của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cũng chỉ rõ, công tác thi công nền đường tại gói thầu 5A còn một số tồn tại, cụ thể: Vật liệu đắp còn lẫn nhiều cuội, sỏi, đá tảng to so với tiêu chuẩn cho phép, còn lẫn nhiều gốc, rễ cây; công tác thoát nước tạm tại khu vực nền đường đào chưa được quan tâm; bề mặt của nền đường không bằng phẳng; đất đắp mang cống chưa đắp đúng thiết kế về chủng loại vật liệu là vật liệu thoát nước; ta luy nền đường đào gói thầu số 6 chưa được gia cố, hiện đã xuất hiện hiện tượng xói lở.
Để khắc phục những tồn tai trên, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã yêu cầu Chủ đầu tư bóc bỏ làm lại những vị trí nền đường bị hiện tượng cao su, lớp bê tông nhựa không đạt yêu cầu về độ chặt, về độ rỗng dư tại những lý trình như nêu trên; kiểm tra lại trọng lượng của lu, quy trình lu theo quy định...
Đồng thời, đề nghị VEC tiếp tục theo dõi lún và có biệp pháp xử lý bù lún kịp thời đối với vị trí nền đường bị lún nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành, khai thác.
Đường lún do nền đất yếu
Sau kết quả kiểm tra của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, mặt đường bị lún là do nền đất yếu.
Theo VEC, đoạn đường bị lún đi qua khu vực có điều kiện địa chất phức tạp, tiếp giáp giữa hai khu vực xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cọc đất gia cố xi măng của gói thầu 2 và phương pháp bơm hút chân không của gói thầu 3 nên tốc độ lún dư còn lại có sự chênh lệch.
Mặc dù vậy, VEC vẫn khẳng định, độ lún này nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án. Hiện để khắc phục sự cố này, Tổng công ty, Tư vấn giám sát và nhà thầu đang tiến hành quan trắc theo dõi lún để có giải pháp xử lý phù hợp, đảm bảo êm thuận và an toàn trong quá trình khai thác.
Đề cập đến một số tồn tại của gói thầu 5A mà Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã chỉ ra, VEC cho biết, hiện nay Tổng công ty đang yêu cầu nhà thầu rút ngắn tiến độ thi công gói thầu so với hợp đồng đã ký kết nhằm hoàn thành và đưa toàn bộ dự án vào khai thác sử dụng nên đòi hỏi đáp ứng khối lượng lớn vật liệu thi công nền đường.
“Việc gói thầu 5A còn một số tồn tại như vật liệu đắp còn lẫn nhiều cuội, sỏi, gốc rễ cây là do gói thầu gặp khó khăn về nguồn khai thác mỏ đất, khu vực xung quanh không có mỏ vật liệu có trữ lượng lớn, chất lượng đồng đều nên phải sử dụng các mỏ đất có quy mô nhỏ, phân tán. Vì vậy, vật liệu từ các mỏ không đồng nhất, cục bộ”, đại diện VEC khẳng định.
Theo đơn vị này, hiện Chủ đầu tư đã chỉ đạo Tư vấn giám sát, nhà thầu kiểm tra kỹ chất lượng vật liệu khi đưa vào công trường, kiên quyết loại bỏ vật liệu không đảm bảo yêu cầu trước và trong quá trình thi công, đảm bảo chất lượng khi thi công theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây thuộc quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam từ Thành phố Hồ Chí Minh nối quốc lộ 51, sân bay quốc tế Long Thành, quốc lộ 1A, có tổng chiều dài 55 km, vận tốc thiết kế 120 km/h, gồm 4 làn xe, chiều rộng nền đường 27,5 m, tổng vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng từ nguồn vay OCR của Ngân hàng ADB và vốn vay ODA của Nhật Bản cùng vốn đối ứng. Hiện dự án dự kiến sẽ thông xe và đưa vào khai thác toàn tuyến vào năm 2015.
Liên quan đến tuyến cao tốc này, cuối tháng 12/2013, một bạn đọc ngụ tại H.Long Thành (Đồng Nai) đã gửi đến các cơ quan báo chí tố cáo một số hạng mục của dự án (đoạn đi qua khu vực cầu Xéo thuộc địa phận thị trấn Long Thành, Đồng Nai), có dấu hiệu bị “rút ruột” nghiêm trọng, thi công cẩu thả không đảm bảo chất lượng.
Người tố giác khẳng định từng làm công nhân thi công gói thầu số 3 nên phát hiện nhiều sai phạm tại đây. Trong đó, nghiêm trọng nhất là trụ bê tông gắn thanh sắt lan can 2 bên đường và giữa dải phân cách. Sau khi báo chí phản ánh, Bộ Giao thông vận tải đã vào cuộc kiểm tra và khẳng định có hiện tượng khiếm khuyết về chất lượng thi công hạng mục phụ trợ là móng cột hộ lan tại một số vị trí thuộc gói thầu số 3 của tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Sau chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, VEC đã tiến ra quyết định kỷ luật 11 người do có liên quan đến những sai phạm trên.
Theo Tùng Nguyễn