Hàng chục ngàn giấy chứng nhận chờ Bộ TN&MT quyết
“Tôi sẽ ký và chịu trách nhiệm về việc giải quyết các quyền lợi cho người dân”.
Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nhấn mạnh trong buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Mạnh Hiển, kiến nghị về công tác cấp giấy chứng nhận, ngày 30-5.
Theo Sở TN&MT, đến nay TP đã cấp được hơn 103.000 giấy chứng nhận. Hiện còn khoảng 130.000 trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy. Lý do là có vướng mắc về pháp lý, nguồn gốc không rõ ràng, chuyển nhượng bằng giấy tay, tiền sử dụng đất quá cao… Trong đó, vướng mắc lớn nhất là việc chuyển nhượng bằng giấy tay từ ngày 1-7-2004 (thời điểm Luật Đất đai có hiệu lực) đến ngày 1-7-2006 (thời điểm Luật Nhà ở có hiệu lực). Cạnh đó là nhà ở tạo lập trước thời điểm có quy hoạch (và từ sau 15-10-1993) nhưng tại thời điểm cấp giấy không phù hợp quy hoạch. Các trường hợp trên đang phổ biến tại nhiều quận, huyện và chiếm tới 35% số lượng không đủ điều kiện cấp giấy.
Với các trường hợp nhà, đất đang nằm trong quy hoạch nhưng đã tạo lập từ 15-10-1993 và có trước quy hoạch, TP từng kiến nghị Bộ TN&MT nếu vẫn chưa xác định được thời điểm thực hiện quy hoạch thì vẫn cấp giấy cho dân. Tuy nhiên, đến nay Bộ vẫn chưa đồng ý với đề xuất này.
Với trường hợp nhà xây dựng trước khi có quy hoạch, ông Tín đề xuất, Bộ TN&MT cần có chính sách để TP có thể cấp giấy và cấp phép xây dựng cho người dân.
Một trong những nguyên nhân khiến người dân không làm thủ tục cấp giấy là tiền sử dụng đất quá cao. Ông Tín cho rằng mặc dù địa phương được quyền quyết định hệ số K để tính tiền sử dụng đất vượt hạn mức nhưng Bộ Tài chính lại yêu cầu phải tính theo công thức của Bộ (hệ số K = giá thị trường chia cho bảng giá đất). Theo công thức này thì tại TP có nhiều địa phương có hệ số K lên đến 4-5 lần, người dân không thể gánh nổi. TP vừa nghiên cứu điều chỉnh lại với phần vượt hạn mức dao động từ 1,1 đến hai lần tùy vào từng khu vực. Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất là nâng bảng giá đất lên để có thể điều chỉnh hệ số K bằng 1.
Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho hay đã ghi nhận tất cả kiến nghị của TP. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ chưa thể trả lời chính thức và sẽ báo cáo Thủ tướng tại buổi họp trong tuần sau.
Theo Sở TN&MT, đến nay TP đã cấp được hơn 103.000 giấy chứng nhận. Hiện còn khoảng 130.000 trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy. Lý do là có vướng mắc về pháp lý, nguồn gốc không rõ ràng, chuyển nhượng bằng giấy tay, tiền sử dụng đất quá cao… Trong đó, vướng mắc lớn nhất là việc chuyển nhượng bằng giấy tay từ ngày 1-7-2004 (thời điểm Luật Đất đai có hiệu lực) đến ngày 1-7-2006 (thời điểm Luật Nhà ở có hiệu lực). Cạnh đó là nhà ở tạo lập trước thời điểm có quy hoạch (và từ sau 15-10-1993) nhưng tại thời điểm cấp giấy không phù hợp quy hoạch. Các trường hợp trên đang phổ biến tại nhiều quận, huyện và chiếm tới 35% số lượng không đủ điều kiện cấp giấy.
Với các trường hợp nhà, đất đang nằm trong quy hoạch nhưng đã tạo lập từ 15-10-1993 và có trước quy hoạch, TP từng kiến nghị Bộ TN&MT nếu vẫn chưa xác định được thời điểm thực hiện quy hoạch thì vẫn cấp giấy cho dân. Tuy nhiên, đến nay Bộ vẫn chưa đồng ý với đề xuất này.
Với trường hợp nhà xây dựng trước khi có quy hoạch, ông Tín đề xuất, Bộ TN&MT cần có chính sách để TP có thể cấp giấy và cấp phép xây dựng cho người dân.
Một trong những nguyên nhân khiến người dân không làm thủ tục cấp giấy là tiền sử dụng đất quá cao. Ông Tín cho rằng mặc dù địa phương được quyền quyết định hệ số K để tính tiền sử dụng đất vượt hạn mức nhưng Bộ Tài chính lại yêu cầu phải tính theo công thức của Bộ (hệ số K = giá thị trường chia cho bảng giá đất). Theo công thức này thì tại TP có nhiều địa phương có hệ số K lên đến 4-5 lần, người dân không thể gánh nổi. TP vừa nghiên cứu điều chỉnh lại với phần vượt hạn mức dao động từ 1,1 đến hai lần tùy vào từng khu vực. Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất là nâng bảng giá đất lên để có thể điều chỉnh hệ số K bằng 1.
Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho hay đã ghi nhận tất cả kiến nghị của TP. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ chưa thể trả lời chính thức và sẽ báo cáo Thủ tướng tại buổi họp trong tuần sau.
Theo Việt Hoa