MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng nghìn người sống... bất hợp pháp ngay giữa Thủ đô

04-09-2014 - 17:23 PM |

Chỉ vì một bản án không rõ ràng, không thi hành được từ năm 1995 đã để lại hệ lụy cho hàng nghìn người mua đất theo dự án giãn dân phải sống trong tình trạng bất hợp pháp.

Năm 1992, gia đình ông Đinh Phúc Cường - phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, được mua đất theo chương trình giãn dân của TP Hà Nội (nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội). Căn nhà của ông xây dựng từ đó đến nay đã xuống cấp, dột nát, tuy nhiên mỗi lần sửa chữa nhà ông lại bị phường phá dỡ. Nguyên nhân là bởi đất của ông Cường mua từ 22 năm trước vẫn không được cấp sổ đỏ.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện hàng chục mét vuông đất bên khu vực Đầm Hồng đang bị bỏ trống, chỉ có những hàng rào tạm bợ bao quanh và những nền móng cũ còn sót lại sau khi bị cưỡng chế tháo dỡ. Tuy nhiên, người dân không thể xây nhà để ở, chính quyền cũng không thể thu hồi. Được biết, cũng đã có hàng loạt các vụ xâm lấn đất đai theo kiểu xã hội đen xảy ra tại đây.

Về phía quận Thanh Xuân, lãnh đạo quận thừa nhận khu dân cư Đầm Hồng là vấn đề nhức nhối nhiều năm qua, nhưng không có hướng giải quyết. Bản án 757 cách đây 20 năm đã được tuyên một cách rất chung chung, nên mọi kiến nghị thi hành đều bế tắc.

Ông Đặng Hồng Thái - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân nói: “Chúng tôi đã mời Sở Tư pháp, phòng thi hành án về làm việc cụ thể về bản án này. Lúc đó phòng thi hành án có lên một kế hoạch để thực hiện bản án, nhưng bản án không thực hiện được do không có mốc giới. Chính vì thế, hiện nay, chính quyền rất khó khăn trong việc quản lý đất đai và nhân khẩu tại khu vực này”.

Khi tòa án xét xử sai phạm trong quản lý đất đai của các cán bộ xã cách đây 20 năm, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã không được triệu tập. Khi họ được biết thì đã hết thời hiệu kháng cáo. Sau đó, rất nhiều đơn kêu cứu đã được giải đi nhưng hồi âm nhận được chỉ vài chữ “đã hết thời hiệu xem xét”.

Hiện những túp lều tạm bợ đang là nơi sinh sống của rất nhiều hộ dân khu Đầm Hồng suốt từ 20 năm qua. Hàng nghìn người dân tại đây đang sống trong tình trạng tạm bợ trong cảnh “đi cũng dở, ở không xong”. Sự tạm bợ này sẽ không thể có hồi kết nếu bản án 757 cách đây 20 năm không được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm.


Theo Nguyễn Sơn

cucpth

VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên