Gửi tin nhanh
Bảng giá điện tử
Danh mục đầu tư
TIN MỚI!
Đọc nhanh >>
18/01
Mẫu số chung của những người làm việc gì cũng thấy khó khăn: Lười biếng, chậm chạp, không thích đọc sách
18/01
Trung Quốc tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam
18/01
Thiền định mỗi ngày có thể thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào?
18/01
Nhóm "tín dụng đen" chuyên cho gái bán dâm vay tiền, lấy ảnh và clip khỏa thân làm thế chấp
18/01
Khi mạch máu não bị tắc nghẽn, sẽ có 4 biểu hiện này ở bàn chân, chú ý để phòng tránh đột quỵ bất ngờ
18/01
Heo hơi tiếp tục tăng giá, tiểu thương chợ sỉ khóc ròng vì ế
18/01
Những điều ít biết về "Đại Công chúa Huawei": Tài giỏi, khí chất "át vía" cô em cùng cha khác mẹ kém 26 tuổi vừa gia nhập Cbiz
18/01
Sai lầm khiến Steve Jobs mất 31,6 tỷ USD, không lọt top 50 người giàu nhất dù điều hành đế chế giá trị nhất hành tinh
18/01
Sowatco (SWC) báo lợi nhuận cả năm 2020 tăng gấp đôi cùng kỳ, vượt 69% kế hoạch năm
18/01
Bạn có được giấc ngủ chất lượng, tuổi thọ kéo dài hay không phụ thuộc khá nhiều vào thứ không ngờ này
18/01
Thưởng Tết 2021: Nơi tiền tỷ, chỗ chỉ vài trăm
18/01
Quy tắc 20-40-60 về vị trí của bạn trong cuộc sống: Đừng để 60 tuổi vẫn chưa nhận ra bản thân là ai giữa muôn người
18/01
7 lý do khiến Diana dù là một "Công nương nổi loạn" nhưng lại là nhân vật được yêu mến nhất Hoàng gia Anh
18/01
6 bí quyết giúp phu nhân gia tộc giàu nhất châu Á vừa giỏi việc nước lại đảm việc nhà, đích thị là mẫu phụ nữ tháo vát ai cũng mê
18/01
Uống trà cực tốt cho sức khoẻ nhưng 3 thời điểm – 5 nhóm người sau uống lại tai hại
18/01
Chuyện khó tin: Tuyết rơi phủ trắng xóa một phần sa mạc Sahara, nhiệt độ chạm mức-2 độ C
18/01
Nguồn gốc của thuyết "ngủ 8 giờ" từ công thức 888: Bí mật về chu kỳ ngủ giúp bạn ngủ đúng
18/01
Vụ chuyển nhượng 43ha đất công: Khởi tố thêm nhiều lãnh đạo TCT Bình Dương
18/01
Châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy giá ngô lập những kỷ lục mới
18/01
Làm giả giấy tờ cho người đi Mỹ, cựu Giám đốc Sở Ngoại vụ Khánh Hoà lĩnh án 7 năm tù
VN-Index:
GTGD:
tỷ VNĐ
HNX-Index:
GTGD:
tỷ VNĐ
THỜI SỰ
CHỨNG KHOÁN
BẤT ĐỘNG SẢN
DOANH NGHIỆP
NGÂN HÀNG
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
VĨ MÔ
SỐNG
THỊ TRƯỜNG
Tin tức
Thời sự
Doanh nghiệp
Kinh tế vĩ mô
Tài chính - Chứng khoán
Chứng khoán
Tài chính ngân hàng
Tài chính quốc tế
Bất động sản
Tin tức
Dự án
Bản đồ dự án
Khác
Hàng hóa nguyên liệu
Sống
Video
CHỦ ĐỀ NÓNG
Kết quả kinh doanh 2020: Năm Covid thứ nhất, doanh nghiệp vẫn "sống khỏe"?
Diệu kỳ Việt Nam
Nợ xấu ngân hàng 2020
Magazine
Top 200
Dữ liệu
Hướng tới đô thị... đi bộ
30-11-2011 - 11:17 AM
|
Chia sẻ
GS Phan Văn Trường.
Chính quyền TPHCM, Hà Nội và Bộ Giao thông Vận tải đang vất vả giải bài toán ách tắc giao thông đô thị. PV đã trao đổi với GS. Phan Văn Trường (*) xung quanh vấn đề nan giải này...
TIN MỚI
Dưới cái nhìn một nhà chuyên môn, ông nhận xét thế nào về tình hình giao thông đô thị ở Hà Nội và TPHCM vào thời điểm hiện tại?
- GS. Phan Văn Trường: Giao thông đô thị ở hai thành phố này có những đặc trưng riêng: (i) Đang căng thẳng và trên đà trầm trọng; (ii) Những dữ kiện, thống kê để tìm hiểu nguyên do và lý giải một cách khoa học vẫn chưa có đủ để xác định một chính sách hợp lý, bài bản; (iii) Giới chức trách đã ý thức được rõ ràng, ít nhất trên hai phương diện, là cần có ngân khoản lớn để giải quyết vấn đề, và phải giải quyết nó trên cái nhìn toàn cục.
Vậy, theo ông, những giải pháp như hạn chế xe máy, taxi, đổi giờ học giờ làm, phát triển xe buýt, metro... mà các cơ quan chức năng dự tính sẽ tiến hành trong thời gian tới có giải được bài toán giao thông đô thị?
- Giải bài toán giao thông đô thị cần được xem xét đến cả các góc cạnh kinh tế, xã hội, giáo dục, pháp luật, hành chính... Tất nhiên, quy hoạch và cách tổ chức đô thị ảnh hưởng trực tiếp lên giao thông đô thị.
Gần đây đã có không ít đề xuất kiểu như: thu phí hạn chế xe cộ vào trung tâm, khai tử xe máy... Có thể những giải pháp này thành công ở nước ngoài nhưng đô thị Việt Nam thì khác. Nếu làm thế tức là tự mình đã phạt nền kinh tế đô thị vì đụng tới xe máy là đụng đến “ruột thịt” của kinh tế đấy!
Thực tế người dân hiểu được rằng xe máy là giải pháp tốt nhất: vừa chiếm ít chỗ khi sử dụng hạ tầng, vừa thoát nhanh trong bối cảnh kẹt xe, vừa uống ít xăng dầu hơn ô tô, vừa đưa người lái tới tận cửa (chuyện mà xe buýt và metro không làm được). Đáng lẽ, phải nói như thế này mới đúng: nếu tận dụng đến xe máy mà vẫn còn kẹt xe thì giải pháp nằm ở chỗ nào khác, ở phương hướng lý luận khác.
Ý ông muốn nói tới giải pháp đi bộ chăng (khi đi xe máy mà vẫn kẹt) hay các giải pháp về mở rộng đường phố?
- Tất nhiên đi bộ còn chiếm ít chỗ hơn xe máy nữa nhưng chỉ áp dụng được giới hạn. Và, đi bộ nhất thiết phải kết hợp metro thì mới khả thi. Tại nhiều nước tân tiến, phương thức metro kết hợp đi bộ đã gần tới mức tối ưu. Đi bộ cho phép giảm áp lực xe máy và ô tô trên hệ thống đường sá đô thị.
Nhưng giải pháp metro kết hợp đi bộ rẻ nhất cho người bộ hành nhưng lại đắt nhất cho công quỹ. Xây một đường metro tốn vài ba tỉ đô la Mỹ, thêm vào đó, vì nước chúng ta nằm vùng khí hậu nhiệt đới, nói nôm na là nắng và mưa, chuyện đi bộ cũng chỉ giới hạn.
Thực tế thì các dự án metro cũng đã được quy hoạch ở Hà Nội và TPHCM nhưng cái khó là đô thị của chúng ta không được quy hoạch ngay từ đầu cho phương thức giao thông này?
- Chúng ta không nên viết lại lịch sử mà nên hướng về tương lai...
Muốn quy hoạch đúng thì phải có sự tụ tập văn phòng, công sở và nhất là cao ốc chung quanh trạm metro/buýt; phải có đường rộng hơn; phải dời nhà xưởng ra hẳn ngoài đô thị... Phải nhiều thứ quá mà chúng ta không có, do ý thức nhu cầu quy hoạch tới với chúng ta quá muộn!
Nhưng theo tôi, cuối cùng, chúng ta cũng phải hướng tới xây đô thị đi bộ. Nhưng đô thị đi bộ đòi hỏi nhiều thứ, ngoài việc hạ tầng phải quy hoạch toàn diện, còn phải chấp nhận tổ chức cuộc sống trong cao ốc, phải từ bỏ việc sở hữu nhiều xe cho mỗi gia đình, phải tổ chức một xã hội an toàn nơi mà các học sinh 3-5 tuổi có thể tự đi bộ đến trường học mà không bị tai nạn đủ loại.
Nhưng tất cả những gì ông nói đều là việc của dài hạn, của thì tương lai! Còn ngắn hạn thì sao? Theo ông những giải pháp nào cần được áp dụng cho Hà Nội và TPHCM để cải thiện tình hình giao thông đô thị?
- Tất cả các đô thị nào đã làm nhẹ áp lực giao thông đều đã song song thực hiện một chương trình gồm nhiều mảng, như: Quy hoạch lại đô thị tương lai; ép sang thành phần đi bộ; xây metro; tăng cường xe buýt và dành đường riêng cho loại xe này; giảm giá dùng phương tiện công cộng; tăng giá xăng dầu một cách quyết liệt; áp dụng luật pháp gắt gao; ép các công ty, công xưởng, văn phòng di cư ra ngoại ô; phát triển mạnh các chương trình dân cư ở đô thị vệ tinh; hạ mật độ dân số; có chính sách thuế tốt để kiểm soát giá địa ốc trong đô thị...
Tuy nhiên, theo tôi, trước mắt cần tăng cường xe buýt vì phải đến năm 2050 chúng ta mới có hệ thống metro toàn diện ở thủ đô và TPHCM (năm 2030 có thể có được tuyến đầu tiên)... Xe buýt to, nhỏ gì cũng được, thiếu tiện nghi cũng được nhưng phải tăng cường nhanh chóng; đồng thời nên có hai tuyến xe buýt đặc biệt trong đô thị (với đường riêng) cho giờ cao điểm, để sự di chuyển có thể nhanh hơn.
Nên tránh xây đường cao tốc trên cao hoặc dưới hầm, trừ trường hợp bất khả kháng vì nó chỉ giải quyết vấn đề cho vài chục ngàn ô tô. Hãy dùng số tiền đó để xây hạ tầng ra vào - cửa ngõ đô thị. Khi ra vào đô thị dễ dãi thì các công ty sẽ dần dần đi ra hết khỏi trung tâm. Việc làm và nhà ở của số đông sẽ ra ngoài khu trung tâm. Đơn giản có thế: giảm mật độ dân số là chìa khóa của giải pháp. Đừng quên, nếu so sánh TPHCM với các đô thị nước ngoài, chúng ta sẽ thấy ngay là đường sá ở TPHCM rất hẹp. Sự quá tải về mật độ là lý do chính, với hạ tầng đó, không nên để TPHCM lên quá 3 triệu dân.
Ô tô cũng cần phải hạn chế. Hiện nay, hầu hết các đô thị trên thế giới, nhà chức trách đã nhận định là đô thị ô tô không có tương lai. Đô thị đi bộ là xu hướng duy nhất. Do đó chúng ta phải hết sức tránh xây hạ tầng riêng cho ô tô.
Đi xa hơn nữa, ngay khi ô tô không chạy cũng tốn cho xã hội. Xe ô tô nằm nguyên cũng phải trả lệ phí, vì đang sử dụng 10 mét vuông hạ tầng. Nói cho cùng, nếu chúng ta xây một đường cao tốc cho 100.000 ô tô mà phải chi tiêu 3 tỉ đô la Mỹ thì chúng ta đã tặng thêm cho mỗi chủ xe - những người giàu có - 30.000 đô la Mỹ. Nói để vui thôi, lý luận như thế không đúng hẳn, nhưng cũng nhắc nhở chúng ta không nên lầm lối khi sử dụng nguồn vốn ngân sách.
Không chính sách nào sẽ có kết quả ngay. Chúng ta làm gì ngày hôm nay con cháu chúng ta mới hưởng được kết quả. Nhưng nếu chúng ta không làm thì các vấn đề sẽ trầm trọng hơn và tất nhiên nan giải hơn.
_______
(*) Xuất phát là kỹ sư trường Quốc gia Cầu đường - Pháp (1970), Giáo sư Phan Văn Trường đã trải nghiệm nhiều lĩnh vực từ giảng viên quy hoạch vùng và kinh tế đô thị tại trường Đại Học Paris 1 - Sorbonne đến nhà quản lý và lãnh đạo của các công ty đa quốc gia.
Theo
Quang Trung
TBKTSG
ngatt
Theo
Copy link
Link bài gốc
Lấy link
Chia sẻ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Ngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Năm
2021
2020
2019
2018
2017
XEM
An Giang: Sẽ có Khu đô thị mới Tây Sông Hậu có diện tích hơn 51 ha
Nổi bật
TP Hồ Chí Minh: Xây dựng trạm trung chuyển bùn hầm cầu
Nổi bật
"Thúc" xử lý phí trước bạ để đẩy nhanh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cấp giấy chứng nhận tại dự án nhà ở không được quá 30 ngày
Công bố quy hoạch chi tiết khu thương mại, dịch vụ, nhà ở 1/5 thuộc thị trấn Đông Anh
Hà Nội: Đầu tư 16 tòa nhà giãn dân phố cổ tại KĐT Việt Hưng
Trở lên trên