“Không thể để một vài hộ làm ảnh hưởng đến cả tuyến metro"
Sáng ngày 6.8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng các bộ, ngành Trung ương đã làm việc với UBND TPHCM về tình hình thực hiện các tuyến metro trên địa bàn TPHCM.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Giao thông vận tải và UBND TP cần tăng độ cẩn trọng trong thiết kế lên gấp nghìn lần để đảm bảo an toàn, đặc biệt “không thể để một vài hộ làm ảnh hưởng đến cả tuyến metro, chậm bàn giao mặt bằng ngày nào là người ta tính vào tiền ngày ấy”.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Hoàng Như Cương - Phó giám đốc Ban quản lý đường sắt đô thị TP cho biết, công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng tuyến metro số 1 dài gần 20 km vẫn đang bị vướng 2 hộ kinh doanh ở khu vực huyện Dĩ An (tỉnh Binh Dương). Trong khi đó, công tác lao lắp dầm sẽ được tiến hành theo hướng từ Suối Tiên đi về Bến Thành.
“Do chậm trễ trong công tác giải tỏa mặt bằng và phải lập lại thiết kế kỹ thuật cho nhà ga ngầm Bến Thành tích hợp giữa các tuyến metro số 1, 2, 3a và 4, nên đến năm 2019 mới có thể hoàn thành tuyến số 1 và năm 2020 mới có thể đưa vào vận hành (thay vì cuối năm 2018 như dự án được duyệt)”, ông Cương cho biết.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Văn Nam phải tranh thủ bàn giao mặt bằng cho tuyến metro số 1 trước tháng 10. Đại diện tỉnh Bình Dương đã cam kết sẽ làm việc với 2 hộ kinh doanh còn lại để sớm có mặt bằng thi công tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. “Trước mắt, khi chưa thỏa thuận xong giá bồi thường thì vẫn cho các đơn vị thi công vào khảo sát địa chất”, ông Nam cam kết.
Để bảo đảm tiến độ dự án, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị TP cũng kiến nghị nghị Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương đề nghị Chính phủ Nhật Bản sớm giải ngân lại hợp đồng Tư vấn chung vì gói thầu này đang bị tạm ngưng thanh toán do có liên quan đến sự kiện Tư vấn JTC (Cty Tư vấn Giao thông Nhật Bản) dù UBND TP đã khẳng định với phía Nhật Bản là là gói thầu tư vấn đã thực hiện đúng quy định, đồng thời tỷ lệ công việc của JTC chỉ chiếm 4% nên không có khả năng tác động vào kết quả đấu thầu.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP trong giai đoạn hiện nay phải tăng độ cẩn trọng trong thiết kế lên gấp nghìn lần. Tình hình trên thế giới hiện nay, nhất là biến đổi khí hậu, nước biển dâng rồi thời tiết cực đoan, động đất cũng cực đoan khi xác suất vụ động đất trên thế giới nhiều hơn nên càng phải lưu ý hơn khi đánh giá các chỉ tiêu an toàn.
Chủ đầu tư phải rà soát thiết kế của các nhà thiết kế phải rất chuẩn về tiêu chuẩn độ ồn, tiêu chuẩn về động đất. Bộ Giao thông, Bộ Xây dựng cũng phải làm những việc này để kiểm tra lại tất cả các tiêu chuẩn.
Để sớm giải ngân hợp đồng Tư vấn chung, không làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương làm việc lại với phía Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và có báo cáo Chính phủ trong tuần sau. “Nếu cần thiết thì mời họ lên Văn phòng Chính phủ làm việc, chứ không được để ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, nhất là trong công tác tư vấn”, ông Hải yêu cầu.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Hoàng Như Cương - Phó giám đốc Ban quản lý đường sắt đô thị TP cho biết, công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng tuyến metro số 1 dài gần 20 km vẫn đang bị vướng 2 hộ kinh doanh ở khu vực huyện Dĩ An (tỉnh Binh Dương). Trong khi đó, công tác lao lắp dầm sẽ được tiến hành theo hướng từ Suối Tiên đi về Bến Thành.
“Do chậm trễ trong công tác giải tỏa mặt bằng và phải lập lại thiết kế kỹ thuật cho nhà ga ngầm Bến Thành tích hợp giữa các tuyến metro số 1, 2, 3a và 4, nên đến năm 2019 mới có thể hoàn thành tuyến số 1 và năm 2020 mới có thể đưa vào vận hành (thay vì cuối năm 2018 như dự án được duyệt)”, ông Cương cho biết.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Văn Nam phải tranh thủ bàn giao mặt bằng cho tuyến metro số 1 trước tháng 10. Đại diện tỉnh Bình Dương đã cam kết sẽ làm việc với 2 hộ kinh doanh còn lại để sớm có mặt bằng thi công tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. “Trước mắt, khi chưa thỏa thuận xong giá bồi thường thì vẫn cho các đơn vị thi công vào khảo sát địa chất”, ông Nam cam kết.
Để bảo đảm tiến độ dự án, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị TP cũng kiến nghị nghị Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương đề nghị Chính phủ Nhật Bản sớm giải ngân lại hợp đồng Tư vấn chung vì gói thầu này đang bị tạm ngưng thanh toán do có liên quan đến sự kiện Tư vấn JTC (Cty Tư vấn Giao thông Nhật Bản) dù UBND TP đã khẳng định với phía Nhật Bản là là gói thầu tư vấn đã thực hiện đúng quy định, đồng thời tỷ lệ công việc của JTC chỉ chiếm 4% nên không có khả năng tác động vào kết quả đấu thầu.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP trong giai đoạn hiện nay phải tăng độ cẩn trọng trong thiết kế lên gấp nghìn lần. Tình hình trên thế giới hiện nay, nhất là biến đổi khí hậu, nước biển dâng rồi thời tiết cực đoan, động đất cũng cực đoan khi xác suất vụ động đất trên thế giới nhiều hơn nên càng phải lưu ý hơn khi đánh giá các chỉ tiêu an toàn.
Chủ đầu tư phải rà soát thiết kế của các nhà thiết kế phải rất chuẩn về tiêu chuẩn độ ồn, tiêu chuẩn về động đất. Bộ Giao thông, Bộ Xây dựng cũng phải làm những việc này để kiểm tra lại tất cả các tiêu chuẩn.
Để sớm giải ngân hợp đồng Tư vấn chung, không làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương làm việc lại với phía Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và có báo cáo Chính phủ trong tuần sau. “Nếu cần thiết thì mời họ lên Văn phòng Chính phủ làm việc, chứ không được để ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, nhất là trong công tác tư vấn”, ông Hải yêu cầu.
Theo Lê Tuyết