Trung tâm hành chính TP.HCM 'hoành tráng' cỡ nào?
UBND TP.HCM vừa phê duyệt nhiệm vụ thiết kế để tổ chức thi tuyển phương án thiết kế “Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 và thiết kế kiến trúc các công trình trong khu Trung tâm hành chính Thành phố”.
Trong đó, sân bay trực thăng và tầng hầm an toàn là một trong những đề xuất được nghiên cứu.
Nhiệm vụ thiết kế Trung tâm hành chính TP.HCM do Ban quản lý dự án Quy hoạch xây dựng (thuộc Sở Quy hoạch-Kiến trúc) làm chủ đầu tư với mục đích đề ra là bố trí sử dụng các cơ quan hành chính thuộc thành phố theo hướng tiết kiệm nhưng phù hợp với xu thế cải cách chính quyền của các nước tiên tiến trên thế giới.
Rộng hơn
Ranh giới quy hoạch xây dựng Khu Trung tâm hành chính trong tương lai bao gồm toàn bộ ô phố tiếp giáp các tuyến đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi, có diện tích khoảng 18.088 m2.
Con số này cao hơn gấp đôi so với Khu đất trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố hiện tại có diện tích khoảng 7.557 m2. Trung tâm hành chính mới bảo đảm mật độ xây dựng 60%, chiều cao công trình 30m theo quy định.
Yêu cầu là phải đảm bảo thẩm mỹ, hài hòa và tôn tạo cho khối công trình trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố được bảo tồn.
Theo nhiệm vụ quy hoạch, Khu Trung tâm hành chính tọa lạc tại vị trí trang trọng nhất của thành phố, do đó việc thiết kế và xây dựng công trình tại ô phố này phải đạt yêu cầu cao nhất về thẩm mỹ, công trình phải có kiến trúc đẹp và tiêu biểu nhất, với trang thiết bị hiện đại nhất, tiêu chí xây dựng tiên tiến nhất, đảm bảo công năng sử dụng và đạt tiêu chuẩn về môi trường sinh thái nhất, độ lùi không gian hợp lý.
Đặc biệt lưu ý về hình khối, màu sắc, chất liệu của khối công trình xây mới phía sau công trình Trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố được bảo tồn, khối công trình này là phông nền nên phải hài hòa và tôn tạo được khối công trình bảo tồn phía trước và không gian kiến trúc, cảnh quan tại khu vực trung tâm thành phố. Đây là yêu cầu cốt lõi.
Hoành tráng hơn
Trung tâm hành chính mới có tiêu chí môi trường làm việc “xanh”, tận dụng chiếu sáng thông thoáng tự nhiên, ứng dụng được công nghệ xanh, sử dụng vật liệu lâu bền phù hợp tiêu chuẩn và điều kiện khí hậu của TP.HCM.
Một khu trưng bày về thành tựu của thành phố, về truyền thống của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố được bố trí ở tầng hầm để người dân có thể tham quan nghiên cứu.
Hội trường đa năng của Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân Thành phố đáp ứng yêu cầu hoạt động (tối thiểu 300 người); đề xuất bố trí khu vực tổ chức phòng truyền thống, phòng tiếp khách, phòng tiệc để tiếp khách quốc tế, đầy đủ tiện nghi. Hội trường phải có sân khấu, hậu trường, trang âm, cách âm hiện đại, nhà vệ sinh, sảnh giải lao, phòng diễn giả, báo đài… có thể đáp ứng mọi yêu cầu.
Ranh giới quy hoạch xây dựng Khu Trung tâm hành chính trong tương lai bao gồm toàn bộ ô phố tiếp giáp các tuyến đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi.
Khu Trung tâm hành chính theo nghiên cứu phương án thiết kế, sẽ có hệ thống giao thông đối nội nối với các tuyến giao thông đối ngoại tại khu vực trung tâm thành phố. Đảm bảo giao thông thông suốt, thuận lợi cho việc tiếp cận và không ùn tắc giao thông.
Tiếp cận ra vào tầng hầm dành cho đối tượng sử dụng xe cá nhân; đối tượng sử dụng phương tiện công cộng (xe bus, taxi…) cần có vịnh đậu xe; lối tiếp cận riêng cho khu vực Hội trường đa năng khi tổ chức Hội nghị; lối tiếp cận riêng cho Thường trực Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố và đón tiếp khách quốc tế (phía đường Lê Thánh Tôn).
Việc bố trí sân bay dành cho máy bay trực thăng và đường hầm băng qua đường Lý Tự Trọng là một trong những ý kiến đề xuất được đưa ra để nghiên cứu, phân tích khả năng đưa vào thiết kế. Trung tâm này còn có không gian cho sân vườn, khoảng trống có thể tập trung đông người trong các dịp tổ chức hội nghị, sinh hoạt thể thao nội bộ.
Theo tìm hiểu của phóng viên, toàn bộ nội dung của việc duyệt nhiệm vụ thiết kế chỉ là những yêu cầu sơ khởi làm bản lề cho việc thiết kế trung tâm hành chính về sau. Đó chưa phải là một quy hoạch hoặc một dự án cụ thể. Vì thế, chưa thể khẳng định trụ sở UBND TP.HCM sẽ có sân bay, đường hầm an toàn cũng như một loạt các công trình hoành tráng khác.
Nhiệm vụ thiết kế Trung tâm hành chính TP.HCM do Ban quản lý dự án Quy hoạch xây dựng (thuộc Sở Quy hoạch-Kiến trúc) làm chủ đầu tư với mục đích đề ra là bố trí sử dụng các cơ quan hành chính thuộc thành phố theo hướng tiết kiệm nhưng phù hợp với xu thế cải cách chính quyền của các nước tiên tiến trên thế giới.
Rộng hơn
Ranh giới quy hoạch xây dựng Khu Trung tâm hành chính trong tương lai bao gồm toàn bộ ô phố tiếp giáp các tuyến đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi, có diện tích khoảng 18.088 m2.
Con số này cao hơn gấp đôi so với Khu đất trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố hiện tại có diện tích khoảng 7.557 m2. Trung tâm hành chính mới bảo đảm mật độ xây dựng 60%, chiều cao công trình 30m theo quy định.
Yêu cầu là phải đảm bảo thẩm mỹ, hài hòa và tôn tạo cho khối công trình trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố được bảo tồn.
Theo nhiệm vụ quy hoạch, Khu Trung tâm hành chính tọa lạc tại vị trí trang trọng nhất của thành phố, do đó việc thiết kế và xây dựng công trình tại ô phố này phải đạt yêu cầu cao nhất về thẩm mỹ, công trình phải có kiến trúc đẹp và tiêu biểu nhất, với trang thiết bị hiện đại nhất, tiêu chí xây dựng tiên tiến nhất, đảm bảo công năng sử dụng và đạt tiêu chuẩn về môi trường sinh thái nhất, độ lùi không gian hợp lý.
Đặc biệt lưu ý về hình khối, màu sắc, chất liệu của khối công trình xây mới phía sau công trình Trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố được bảo tồn, khối công trình này là phông nền nên phải hài hòa và tôn tạo được khối công trình bảo tồn phía trước và không gian kiến trúc, cảnh quan tại khu vực trung tâm thành phố. Đây là yêu cầu cốt lõi.
Hoành tráng hơn
Trung tâm hành chính mới có tiêu chí môi trường làm việc “xanh”, tận dụng chiếu sáng thông thoáng tự nhiên, ứng dụng được công nghệ xanh, sử dụng vật liệu lâu bền phù hợp tiêu chuẩn và điều kiện khí hậu của TP.HCM.
Một khu trưng bày về thành tựu của thành phố, về truyền thống của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố được bố trí ở tầng hầm để người dân có thể tham quan nghiên cứu.
Hội trường đa năng của Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân Thành phố đáp ứng yêu cầu hoạt động (tối thiểu 300 người); đề xuất bố trí khu vực tổ chức phòng truyền thống, phòng tiếp khách, phòng tiệc để tiếp khách quốc tế, đầy đủ tiện nghi. Hội trường phải có sân khấu, hậu trường, trang âm, cách âm hiện đại, nhà vệ sinh, sảnh giải lao, phòng diễn giả, báo đài… có thể đáp ứng mọi yêu cầu.
Ranh giới quy hoạch xây dựng Khu Trung tâm hành chính trong tương lai bao gồm toàn bộ ô phố tiếp giáp các tuyến đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi.
Khu Trung tâm hành chính theo nghiên cứu phương án thiết kế, sẽ có hệ thống giao thông đối nội nối với các tuyến giao thông đối ngoại tại khu vực trung tâm thành phố. Đảm bảo giao thông thông suốt, thuận lợi cho việc tiếp cận và không ùn tắc giao thông.
Tiếp cận ra vào tầng hầm dành cho đối tượng sử dụng xe cá nhân; đối tượng sử dụng phương tiện công cộng (xe bus, taxi…) cần có vịnh đậu xe; lối tiếp cận riêng cho khu vực Hội trường đa năng khi tổ chức Hội nghị; lối tiếp cận riêng cho Thường trực Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố và đón tiếp khách quốc tế (phía đường Lê Thánh Tôn).
Việc bố trí sân bay dành cho máy bay trực thăng và đường hầm băng qua đường Lý Tự Trọng là một trong những ý kiến đề xuất được đưa ra để nghiên cứu, phân tích khả năng đưa vào thiết kế. Trung tâm này còn có không gian cho sân vườn, khoảng trống có thể tập trung đông người trong các dịp tổ chức hội nghị, sinh hoạt thể thao nội bộ.
Theo tìm hiểu của phóng viên, toàn bộ nội dung của việc duyệt nhiệm vụ thiết kế chỉ là những yêu cầu sơ khởi làm bản lề cho việc thiết kế trung tâm hành chính về sau. Đó chưa phải là một quy hoạch hoặc một dự án cụ thể. Vì thế, chưa thể khẳng định trụ sở UBND TP.HCM sẽ có sân bay, đường hầm an toàn cũng như một loạt các công trình hoành tráng khác.
Theo Kiến Giang