Chính sách thắt chặt nhập khẩu từ Việt Nam của Trung Quốc và lý do có thể ẩn chứa đằng sau
Có khả năng Trung Quốc làm khó hàng Việt Nam vì cho rằng Việt Nam muốn hạn chế tình trạng hàng Trung Quốc "mượn đường" để xuất khẩu sang nước thứ ba – theo đánh giá của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
- 12-04-2019Những con số này có đang chứng minh hiện thực về xu hướng dòng vốn Trung Quốc ào ạt dịch chuyển sang Việt Nam?
- 02-04-2019Vì sao khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm?
- 01-04-2019Du khách Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh
Theo CIEM, trong bối cảnh căng thẳng và đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc còn có thể kéo dài theo nhiều kịch bản khác nhau, Việt Nam ít nhiều đã có những biện pháp ứng phó khá hiệu quả ở cả cấp độ nền kinh tế và doanh nghiệp.
Chẳng hạn, một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đã bị tạm áp thuế chống bán phá giá 0% ở thị trường Mỹ, hay Canada không áp thuế tự vệ đối với thép Việt Nam. Việt Nam cũng đối thoại và thể hiện hành động nhằm cân bằng quan hệ thương mại với Mỹ.
Tuy nhiên, hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn hơn về đáp ứng các tiêu chuẩn. Nguyên nhân, theo phân tích của CIEM, có thể do Trung Quốc chủ động hạn chế nhập khẩu trong bối cảnh chiến tranh thương mại hoặc Trung Quốc làm khó hàng Việt Nam vì cho rằng Việt Nam muốn hạn chế tình trạng hàng Trung Quốc "mượn đường" để xuất khẩu sang nước thứ ba.
Do vậy, phía CIEM cũng khuyến nghị cần quan sát thêm để đưa ra các ứng phó phù hợp. Nhiều vụ việc tính đến thời điểm hiện tại cho thấy thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc trở nên khó khăn hơn với các yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ. Đơn cử như vụ dán tem Trung Quốc lên dưa hấu vừa qua.
Phía cơ quan chức năng, sau những phản ứng tiêu cực của dư luận về vụ việc, đã khẳng định, việc làm này là không sai.
Ông Đoàn Ngọc Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam cho biết tem nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ. Nếu không có điều này, dưa sẽ phải đi theo đường tiểu ngạch, ẩn chứa nhiều rủi ro, thiệt thòi cho bà con nông dân.
Ông Lê Muộn, PGĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nói rằng ở góc độ nhà nhập khẩu Trung Quốc, họ không sai. Đấy là quy định đặt ra buộc phía bán phải đáp ứng yêu cầu.
Đầu năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu đã cảnh báo việc xuất khẩu các nông sản như rau quả, gạo và thịt heo sang Trung Quốc sẽ gặp nhiều thách thức.
Trung Quốc đang ban hành các chính sách tăng thuế đối với mặt hàng gạo, đưa ra yêu cầu mới về truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, đồng thời thắt chặt nhập khẩu tiểu ngạch và đẩy mạnh chính ngạch.
Ngoài ra, Bộ này cũng cho biết những thay đổi về tổ chức quản lý bên phía Trung Quốc cũng sẽ gây bất lợi cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Công thương, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, bình quân chiếm 32% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này và chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.