MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chính thức có hiệu lực Hiệp định Liên minh Kinh tế Á – Âu: Ngành nào sẽ được hưởng lợi?

Không chỉ những ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam có cơ hội vào thị trường Nga mà việc mở cửa cho ngành dịch vụ và đầu tư cũng đang tạo ra cơ hội lớn cho hợp tác giữa hai bên.

Đó là thông tin được đưa ra tại Họp báo của Đại sứ các nước thành viên liên minh kinh tế Á - Âu tại Hà Nội sáng ngày 5/10.

Ngày 29-5, Hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia – thành viên Liên minh kinh tế Á – Âu đã được ký kết, là Hiệp định đầu tiên được ký kết giữa Liên minh kinh tế Á – Âu với một số quốc gia nước ngoài.

Mục tiêu là nhằm gia tăng khối lượng thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, công nghệ, sử dụng nguồn nhân lực có chuyên môn. Ông K.V.Vnukov – Đại sứ quán Nga tại Việt Nam cho biết để đạt mục tiêu trên thì việc tự do hóa thuế suất thương mại hàng hóa giữa các quốc gia thành viên của Liên minh kinh tế Á Âu và Việt Nam.

“Trên cơ sở tương hỗ sẽ giảm hoặc đưa về 0% gần như 90% mức thuế xuất hải quan nhập khẩu. Trong đó có 59% được giảm thuế ngay sau khi hiệp định bắt đầu có hiệu lực và 30% được giảm thuế trong giai đoạn chuyển tiếp đối với khoảng 10.000 hàng hóa” – ông Vnukov nói.

Ngoài ra, Hiệp định cũng quy định việc bảo vệ các quyền đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ, xác định các hướng đi trong hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử, mua sắm chính phủ, thiết lập các nguyên tắc thống nhất về bảo vệ cạnh tranh, quy cách hóa các thủ tục hải quan.

Với Hiệp định này, Việt Nam sẽ có quyền tiếp cận có tính ưu đãi với một thị trường chung rộng lớn và đầy triển vọng, với GDP tổng cộng là 2,2 ngàn tỷ USD và 183 triệu người tiêu dùng. Ngược lại, các sản phẩm của nhóm G5 Á – Âu có thể thâm nhập thị trường 90 triệu dân tại Việt Nam.

“Với Hiệp định này chúng tôi hy vọng có thể gia tăng khối lượng thương mại hai nước Nga – Việt Nam lên 10 tỷ USD đến năm 2020” – Vnukov nói.

Cùng với Hiệp định này thì Nghị định thư song phương về việc thành lập tại Việt Nam các dây chuyền lắp ráp sản xuất ô tô các nhãn hiệu nổi tiếng của Nga như Kamaz, Gaz và các nhãn hiệu khác. Những xe ô tô này dự kiến sẽ được tiêu thụ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước ASEAN.

Theo Đại sứ Vnukov, những chính sách được hai nước lựa chọn nhằm đơn giản hóa các trao đổi thương mại, phù hợp với tiến trình liên kết đang gia tăng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, các doanh nghiệp Nga kỳ vọng Hiệp định này sẽ là bước tiến để thâm nhập vào thị trường ASEAN.

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - Bộ Công Thương, đây là hiệp định đầu tiên được ký ở cấp Nhà nước, cũng là hiệp định toàn diện không chỉ mở cửa về hàng hóa mà cả dịch vụ và đầu tư, nên được kỳ vọng sẽ tạo đột phá mới trong quan hệ kinh tế Việt Nam với các nước Á - Âu.

Điều này có nghĩa, không chỉ những ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường này, mà các hoạt động dịch vụ, đầu tư trong nhiều lĩnh vực cũng sẽ được mở rộng.

Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội từ Hiệp định và đạt mục tiêu quan hệ thương mại lên tới 12 - 12 tỉ USD, tức là phải gấp 4 lần so với hiện nay, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa hai bên. Cụ thể cần phải có biện pháp hỗ trợ nhiều DN về vận tải và hải quan, về chính sách thật cụ thể, dễ làm và thực tế để mang lại hiệu quả thực sự.

Số liệu từ Cơ quan Hải quan Nga cho biết, năm 2015 kim ngạch thương mại song phương đạt 3,9 tỷ USD, tăng 4% là con số còn khiêm tốn, nhưng đã được củng cố trong năm 2016 khi 7 tháng đầu năm đã đạt 2 tỷ USD, vượt 11% so với năm trước. Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ nhất trong danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong số các nước ASEAN.

N. An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên