MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chợ dân sinh tại TP HCM vắng khách, nhiều mặt hàng giá cao

21-07-2021 - 14:12 PM | Thị trường

Chợ dân sinh tại TP HCM vắng khách, nhiều mặt hàng giá cao

TPHCM đã cho mở lại một số chợ dân sinh bán hàng thiết để giảm tải áp lực cho các siêu thị...

Sáng 21/7, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã thăm một số chợ hoạt động trên địa bàn TPHCM gồm chợ An Đông (q.5), chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10) và chợ Bình Thới (Q.11). Tại đây, ông Hải đã trao đổi với các tiểu thương về tình hình mua bán sau khi chợ được hoạt động trở lại; đồng thời động viên thương nhân thực hiện 5K khi buôn bán, cũng như phòng chống dịch COVID-19...

Tại chợ An Đông (Q.5), đa số các tiểu thương đều niêm yết giá cả các mặt hàng trên các quầy kệ để khách dễ dàng mua sắm. Chị Xíu (kinh doanh đậu hủ) cho biết: “Khi biết được mở bán lại, tiểu thương rất mừng vì có tiền để xoay xở trong lúc dịch khó khăn. Tôi luôn chấp hành việc đeo khẩu trang, cũng như buôn bán nhanh gọn, nói đúng giá để khách dễ mua…”.

Chợ dân sinh tại TP HCM vắng khách, nhiều mặt hàng giá cao - Ảnh 1.

Người dân đến chợ An Đông ngoài khai báo y tế, đo nhiệt độ sẽ được phát phiếu đi chợ

Bà Nguyễn Thị Thoa (tiểu thương kinh doanh thủy hải sản) cho hay, gần đây thường lấy hải sản ở Vũng Tàu, giá cả không chênh lệch nhiều so với trước dịch, chỉ chênh khoảng 20.000-30.000 đồng/kg. “Nguyên nhân tăng giá là do khâu vận chuyển có tăng, do tài xế phải có giấy xét nghiệm âm tính, giấy này chỉ hiệu lực trong vòng 24 giờ lại phải test lại. Chi phí xét nghiệm cộng vào khâu vận chuyển đẩy giá thực phẩm lên cao” – bà Thoa nói.

Tiểu thương này mong chợ đầu mối Bình Điền được hoạt động trở lại, khi đó nguồn hàng và giá cả sẽ ổn định hơn. Còn bây giờ tiểu thương có muốn lấy nguồn hàng từ các tỉnh khác để có giá tốt hơn cũng khó do khâu vận chuyển, xét nghiệm nên chỉ lấy ở các mối gần.

Chợ dân sinh tại TP HCM vắng khách, nhiều mặt hàng giá cao - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Thoa là người bán cá duy nhất ở chợ An Đông hiện nay, do đó lượng cá bán ra tăng gấp 2-3 lần so với trước.


Trong khi đó, tại chợ Bình Thới (Q.11), các quầy hàng đều được tiểu thương làm vách ngăn nhựa để phòng dịch bệnh. Các loại rau củ, trái cây, thịt cá… khá phong phú.

Chị Lê Thị Thanh (kinh doanh trái cây) cho biết: “Trước đây tôi đến chợ đầu mối lấy hàng, còn giờ họ giao tận nơi. Khó khăn là giá cả có tăng nên khách mua ít. Hy vọng trong thời gian tới, giá cả ổn định hơn, khách đến chợ tăng lên”.

Ghi nhận tại một số chợ, khách đến chợ khá thưa vắng. Mặc dù các mặt hàng tươi sống đã khá phong phú nhưng còn đứng ở mức cao. Cụ thể: bầu bí, dưa leo 40.000 đồng/kg; cải ngọt, xải xanh 35.000 đồng/kg; rau muống 25.000 đồng/kg; khoai môn 50.000 đồng/kg.

Chợ dân sinh tại TP HCM vắng khách, nhiều mặt hàng giá cao - Ảnh 3.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trò chuyện với tiểu thương tại chợ Bình Thới.


Thịt heo cũng có giá cao, như sườn non 250.000 đồng/kg, thịt ba rọi 200.000 đồng/kg, chân giò, thịt nạc, cốt lếch đồng giá 150.000 đồng/kg; thủy hải sản tăng giá từ 20.000-30.000 đồng/kg, trong đó cá thác lác 300.000 đồng/kg, mực ống 350.000 đồng/kg, tôm 250.000 đồng/kg…

Ông Nguyễn Bá Tùng – Trưởng Ban quản lý chợ Bình Thới cho biết, chợ mở cửa trở lại từ ngày 9/7, khi mở lại đã xây dựng phương pháp kiểm soát chặt chẽ hơn. Như ngoài thực hiện 5K, BQL còn yêu cầu khách hàng phải đem theo cả chứng minh nhân dân để đối chiếu với thẻ ra vào chợ; các ngành hàng kinh doanh khoảng hơn 240 hộ chia nhau bán theo ngày chẵn lẻ. Mỗi ngày có 120 hộ bán để thực hiện giãn cách, đồng thời lắp vách ngăn để tránh tiếp xúc trực tiếp giữa người bán và người mua.

“Chợ còn áp dụng tổng đài đặt lịch đi chợ tự động, khi khách có nhu cầu đi chợ sẽ gọi điện đến tổng đài để đăng ký giờ. Sau đó, tổng đài sẽ gửi tin nhắn cho người dân theo lịch đăng ký. Người dân đến chợ chỉ cần đưa điện thoại có tin nhắn là được vào chợ ngay” – ông Tùng chia sẻ.

Chợ dân sinh tại TP HCM vắng khách, nhiều mặt hàng giá cao - Ảnh 4.

Chợ Bình Thới lắp vách ngăn để hạn chế tiếp xúc giữa người bán và người mua

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, đa số nguồn cung hàng hóa thiết yếu đã đảm bảo; tuy nhiên một số mặt hàng có giá khá cao so hơn bình thường, vẫn còn một số sản phẩm chưa đủ để cung ứng… Chúng tôi đã làm việc với TPHCM, đặc biệt là Sở Công Thương TP để tăng nguồn cung, đảm bảo giá cả hợp lý cho nhu cầu người dân.

Theo ông Hải, tại TPHCM, 70% nhu cầu mua sắm, giao dịch là ở 3 chợ đầu mối và các chợ truyền thống. 30% còn lại ở các siêu thị. Nếu đóng các chợ đầu mối và chợ dân sinh sẽ gây áp lực lên hệ thống siêu thị. Không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho TPHCM mà còn ảnh hưởng đến đến việc cung ứng hàng hóa cho các tỉnh thành khác. Chúng tôi cho rằng TPHCM cần nghiên cứu mở lại chợ.

"Chỉ có chợ đầu mối mới có các kho để trữ được lượng hàng các tỉnh đưa về, Nếu đóng chợ đầu mối thì phải tìm kho trung chuyển rất khó khăn trong tình huống hiện nay. Tuy nhiên, TPHCM đang là vùng có dịch, do đó muốn mở cửa vẫn phải đảm bảo các quy định của Bộ Y tế và các cấp có thẩm quyền. Chúng ta có thể buôn bán giãn cách theo từng ngày, luân phiên bán hàng… nhưng điều chúng tôi mong muốn là mở thêm càng nhiều chợ càng tốt trong thời gian sớm nhất" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.

Một số hình ảnh tại chợ dân sinh Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đến thăm trong sáng 21/7 tại TPHCM:

Chợ dân sinh tại TP HCM vắng khách, nhiều mặt hàng giá cao - Ảnh 5.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trò chuyện với tiểu thương


Chợ dân sinh tại TP HCM vắng khách, nhiều mặt hàng giá cao - Ảnh 6.

Các quầy hàng đều niêm yết giá rõ ràng để người bán dễ mua


Chợ dân sinh tại TP HCM vắng khách, nhiều mặt hàng giá cao - Ảnh 7.

Check mã QR khi vào chợ


Chợ dân sinh tại TP HCM vắng khách, nhiều mặt hàng giá cao - Ảnh 8.

Đa số các mặt hàng trái cây, rau củ đã bắt đầu về nhiều


Chợ dân sinh tại TP HCM vắng khách, nhiều mặt hàng giá cao - Ảnh 9.

Tuy nhiên, giá thịt heo và rau xanh vẫn còn đứng ở mức cao


Chợ dân sinh tại TP HCM vắng khách, nhiều mặt hàng giá cao - Ảnh 10.

Dù nhiều chợ đã mở lại tại TPHCM nhưng sức mua khá yếu


Chợ dân sinh tại TP HCM vắng khách, nhiều mặt hàng giá cao - Ảnh 11.

Rau xanh vẫn còn đứng ở mức cao, như dưa leo giá 40.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với ngày thường.


Theo Uyên Phương

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên