MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chỗ ngồi nào là an toàn nhất trên máy bay? Các chuyên gia đã có câu trả lời

28-01-2024 - 12:10 PM | Sống

Chỗ ngồi nào là an toàn nhất trên máy bay? Các chuyên gia đã có câu trả lời

Việc lựa chọn vị trí ngồi trên máy bay cũng đồng nghĩa với việc đánh giá mức độ an toàn của từng khu vực.

Vị trí chỗ ngồi nào có thể tăng khả năng sống sót nếu lỡ máy bay gặp nạn?

Tiện ích của việc chọn ghế trên máy bay phụ thuộc vào nhu cầu và ưa thích cá nhân của từng hành khách. Một số người thấy thoải mái khi ngồi ở ghế ngay lối đi, tiện lợi cho việc di chuyển và không bị ảnh hưởng bởi va chạm khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Ngược lại, có những hành khách ưa thích ghế cạnh cửa sổ để có thể thưởng thức khung cảnh bên ngoài, trong khi những người khác lại chọn ghế gần cửa thoát hiểm để có không gian thoải mái.

Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí ngồi trên máy bay cũng đồng nghĩa với việc đánh giá mức độ an toàn của từng khu vực. Một số nguồn tin đồng thuận rằng ngồi phía sau máy bay là an toàn nhất, vì trong các bức ảnh chụp hiện trường, chúng ta có thể nhìn rõ chiếc đuôi máy bay còn sót lại trong đống đổ nát. Theo logic tương ứng, người ngồi ở phía sau sẽ có khả năng sống sót cao hơn. Dĩ nhiên có nhiều yếu tố cần xem xét, chẳng hạn khoảng cách của bạn với lối thoát hiểm và phần nào của máy bay chịu tác động mạnh nhất. Do đó, chúng ta cần nhận định kỹ hơn các yếu tố này cộng lại.

Không phải lúc nào logic trên cũng đúng vì một số sự kiện thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Thảm kịch hàng không ở Tenerife năm 1997 là một ví dụ, khi số người sống sót đa phần ngồi ở phía trước máy bay sau va chạm giữa hai chiếc Boeing 747.

Một số nghiên cứu cũng đã được thực hiện để đánh giá mức độ an toàn của các khu vực ngồi trên máy bay. Theo một nghiên cứu của Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) kéo dài trong 35 năm từ 1985 - 2020, việc ngồi ở giữa máy bay được đánh giá là có tỷ lệ tử vong cao nhất, cũng là vị trí ngồi tệ nhất, với tỷ lệ tử vong lên tới 44%

Tạp chí Time đã trích dẫn kết quả nghiên cứu này, chỉ ra rằng ghế ở giữa khoang có tỷ lệ tử vong 39%, trong khi dãy thứ ba phía trước (front third) là 38%, và dãy thứ ba phía sau (rear third) là 32%.

Chỗ ngồi nào là an toàn nhất trên máy bay? Các chuyên gia đã có câu trả lời - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Một nghiên cứu khác của đại học Greenwich cũng chỉ ra rằng, sau một vụ va chạm, những hành khách ngồi gần lối thoát hiểm nhất có cơ hội sống sót cao hơn. Tuy nhiên, như đã đề cập, cơ hội sống sót trong mọi tình huống cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và may mắn có thể đóng vai trò quan trọng.

Mặc dù có những yếu tố cần xem xét khi chọn vị trí ngồi trên máy bay, tỷ lệ tai nạn và tử vong trên các chuyến bay hiện nay vẫn rất thấp so với các phương tiện vận chuyển khác. Việc lựa chọn vị trí ngồi có thể quan trọng, nhưng tổng thể, di chuyển bằng đường hàng không vẫn là một phương tiện an toàn và tiện lợi.

Không nên ngủ khi máy bay cất và hạ cánh

Sau những chuỗi hoạt động khẩn cấp và thời gian dài xếp hàng tại sân bay, việc đầu tiên mà nhiều hành khách muốn thực hiện khi lên máy bay chính là tìm một góc nhỏ để nghỉ ngơi và thư giãn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc ngủ khi máy bay đang cất cánh và hạ cánh có thể mang lại những hậu quả đáng kể đối với sức khỏe và an toàn cá nhân.

Giáo sư Dan Bubb, chuyên gia hàng không tại Đại học Nevada, Mỹ, nhấn mạnh rằng: Giữ tinh thần tỉnh táo khi máy bay đang cất cánh và hạ cánh không chỉ giúp hành khách nắm rõ tình hình, mà còn đóng vai trò mật thiết trong trường hợp khẩn cấp. Khi đó, sự tỉnh báo và bình tĩnh có thể là chìa khóa cho chính tính mạng của bạn và mọi người khác trên máy bay.

Chỗ ngồi nào là an toàn nhất trên máy bay? Các chuyên gia đã có câu trả lời - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Mặc khác, chấn thương áp suất tai cũng là một vấn đề mà hành khách có thể phải đối mặt khi áp suất không khí bên trong cabin máy bay thay đổi đột ngột trong quá trình cất cánh và hạ cánh. Sự chênh lệch về áp suất này có thể gây ra áp lực tích tụ trong tai, dẫn đến đau và ù tai, nhức đầu, thậm chí là tổn thương vòi nhĩ hoặc chảy máu cam.

Để giảm nhẹ áp lực cho tai, chuyên gia khuyến nghị hành khách nên thực hiện các động tác như ngáp, nuốt, hoặc nhai trong quá trình máy bay thay đổi độ cao. Sử dụng nút tai silicon trước khi cất cánh và hạ cánh cũng là một biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo.

Nhưng nếu hành khách quyết định ngủ trong khoảng thời gian quan trọng này, đặc biệt là trẻ nhỏ, hậu quả có thể là đau và ù tai, nhức đầu, hoặc thậm chí là tổn thương tai. Vì vậy, việc tập trung và giữ tinh thần tỉnh táo trong những giai đoạn cất cánh và hạ cánh là quan trọng để đảm bảo an toàn và tránh các vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Do đó, lời khuyên chung là chỉ nên ngủ khi máy bay đạt độ cao ổn định và thúc đẩy ý thức lắng nghe đối với hướng dẫn của đội tiếp viên hàng không.

(*Nguồn: Tổng hợp)

Thùy Linh

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên