MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chớ xem thường: Sai lầm khi sử dụng phanh tay mà nhiều tài xế mắc phải

08-10-2018 - 21:32 PM | Sống

Nhiều tài xế có thói quen sử dụng phanh tay sai lầm khi dừng đỗ, tuy nhiên đây lại chính là “thủ phạm” tiềm ẩn nhiều rủi ro mà ít người biết đến.

Phanh tay là một bộ phận không thể thiếu trong xe ô tô, tuy nhiên nhiều tài xế lại hay mắc phải sai lầm trong quá trình sử dụng.

Theo đó, việc bỏ hoặc chưa hạ hết phanh tay trong khi lái xe là một sai lầm thường gặp đối với nhiều tài xế còn non kinh nghiệm, đặc biệt là khi bạn đang lái trong một chiếc xe lạ.

 Chớ xem thường: Sai lầm khi sử dụng phanh tay mà nhiều tài xế mắc phải - Ảnh 1.

Nhiều tài xế thường mắc sai lầm khi sử dụng phanh tay khi lái xe. Ảnh: YourMechanic

Đôi khi, việc nhiệt phát sinh ra có thể dẫn tới làm sôi dầu phanh khiến cho phanh dẫn mất tác dụng. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là trong những tình huống nguy cấp và có thể hư hại nhiều bộ phận trong xe.

Một sai lầm khác mà nhiều tài xế hay mắc phải đó là kéo ngay phanh tay quá sớm, khi xe chưa dừng hẳn. Thói quen này có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là khi người lái đang di chuyển với tốc độ cao có thể xảy ra hiện tượng trượt bánh do bánh xe bị mất độ bám trên đường.

Hơn nữa, nếu biết cách cân bằng về việc tăng giảm tốc độ và kéo tay phanh hợp lý khi dừng đỗ thì có thể khiến má phanh ít bị hư hại.

Quên kéo phanh tay khi dừng đỗ xe: Sai lầm có thể gây ra hậu quả lớn

Một lỗi mà các tài xế cũng thường gặp là việc quên kéo phanh tay khi dừng đỗ xe. Nhiều người chủ quan hoặc cho rằng khi đỗ xe chỉ cần chuyển cần số về P thì xe ô tô sẽ đứng yên. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ xe bị trôi và dễ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn do xe đỗ trên địa hình có độ dốc lớn hoặc cần số P mất tác dụng...

Do đó, để đảm bảo an toàn và giảm thiểu sự hư hại các chi tiết trong hộp số, các tài xế nên tập thói quen kéo phanh tay trước khi chuyển cần số về P khi dừng đỗ xe ô tô.

Một lưu ý khác là người lái nên thường xuyên kiểm tra và bão dưỡng hệ thống phanh tay nhằm tránh tình trạng kẹt phanh có thể do khô dầu hoặc bị rỉ sét.

Tham khảo nguồn: Autoblog, Gizmodo

Theo Nguyễn Hằng

Helino

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên