MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Choáng với sự kiện Lemon Brothers ngành vận tải biển

03-09-2016 - 21:08 PM | Tài chính quốc tế

Nhiều hãng logistics trong nước và chi nhánh tại Việt Nam cũng tạm dừng mọi giao dịch với Hanjin để chờ thêm tin tức mới.

Ngay ngày đầu tiên của tháng 9, thế giới bất ngờ đối mặt với sự kiện rúng động cực lớn: hãng tàu lớn thứ bảy thế giới Hanjin đệ đơn lên tòa án Hàn Quốc xin phá sản. Đây được xem là một sự kiện chấn động có quy mô tác động như việc nhà băng Lemon Brothers phá sản của ngành tài chính thế giới vào năm 2007.

Hanjin đang đảm nhận khoảng 5% thị phần vận chuyển hàng hoá thương mại toàn cầu. Phản ứng với sự kiện, các hãng tàu trên thế giới đã dừng ngay các giao dịch với Hanjin, thậm chí các cảng biển cũng đồng loại không cho các tàu hàng container của Hanjin cập bến bởi lo ngại tập đoàn này sẽ không thể chi trả các khoản chi phí cho việc bốc dỡ hàng hóa.

“Chúng tôi đang phá sản và không thể thanh toán các hóa đơn. Vì thế xin đường gọi chúng tôi nữa”, Hanjin gọi điện cho các đối tác để bày tỏ thực trạng.

Hiện tại, theo hãng tin AP, một số tàu mang thương hiệu Hanjin mà trên đó đang chở đầy các sản phẩm điện thoại, máy in, TV, quần áo và nội thất đang phải neo đậu ngoài khơi. Thậm chí có trường hợp một số tàu có cơ may vào các cảng biển ở Trung Quốc để dỡ hàng trước đó giờ cũng không được phép rời đi trước khi thanh toán xong các nghĩa vụ tài chính.

Tại Việt Nam, theo thông tin từ người viết có được,nhiều hãng logistic trong nước và chi nhánh tại Việt Nam cũng tạm dừng mọi giao dịch với Hanjin để chờ thêm tin tức mới.

Sự kiện chấn động này sẽ cần nhiều ngày nữa để đánh giá đầy đủ tác động. Nhưng có thể thấy trước mắt các khách hàng của Hanjin sẽ là người chịu tác động nhiều nhất, đặc biệt là các công ty sản xuất, các nhà bán lẻ khi mùa làm ăn chính – Quý 4 hằng năm – đang đến.

Chi phí vận tải trước mắt có thể sẽ tăng lên mạnh trước cú sốc này, bởi khoảng trống mà Hanjin để lại sẽ cần mất thêm thời gian để các hãng tàu khác lấp vào. Ví dụ, phí vận chuyển container dài 40-feet từ Trung Quốc đi Mỹ đã nhanh chóng tăng 50% chỉ trong một ngày vừa qua. Trong khi các hãng giao nhận forwarder đang nỗ lực tìm kiếm các hãng tàu khác để thay thế.

Có thể thấy, sự kiện rúng động này đang phản ánh nền kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu đang tiếp tục ảm đạm. 8 năm kể từ sau sự kiện khủng hoảng 2008 – 2009 nổ ra, ngành vận tải biển vẫn đang đối mặt với nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng trưởng chậm chạp trong khi côngsuất của nhiều hãng tàu vẫn còn quá dư thừa. Sự đi xuống của thị trường dầu thô thế giới trong 2 năm qua cũng tác động mạnh đến nhu cầu vận chuyển năng lượng của thế giới.

Chỉ số vận tải biển BDIIndex – một trong những chỉ số đo lường vận tải biển hàng đầu của Bloomberg – cho thấy xu thế đi xuống của ngành vận tải biển vẫn kéo dài từ giữa 2014 tới nay. Đặt trong bối cảnh đó, việc phá sản của Hanjin cũng là điều logic bởi không còn đủ nguồn lực tài chính để bù đắp mãi chi phí hoạt động.

Nhưng trên khía cạnh khác, sự sụp đổ của Hanjin nhiều khả năng sẽ mang tác động tích cực trong trung và dài hạn cho ngành công nghiệp vận tải biển khi họ sẽ có cơ hội điều chỉnh lại.

Hiện nột số hãng đã thảo luận về khả năng đóng thêm tàu mới và đảm nhận các tuyến vận tải mà Hanjin để lại. Tuy vậy theo một số chuyên gia trong ngành, chỉ khi nào phí vận chuyển tăng lên đáng kể mới có thể mang lại sự tăng trưởng bền vững cho các hãng tàu.

Theo Nam Việt

Người đồng hành

Trở lên trên