Christian Louboutin: Cuộc đời lang bạt từ năm 12 tuổi để rồi tạo nên những đôi giày cao gót đế đỏ xa xỉ, có giá từ vài triệu đến hơn 100 triệu/đôi
Tại sao một đôi giày đế đỏ lại có giá đắt đến như vậy?
- 19-03-2022Chủ nhân xe Vespa Christian Dior tại Sài Gòn: Xe chưa lăn bánh, đã có người trả 1,3 tỷ đồng nhưng không bán
- 15-03-2022Vespa 946 Christian Dior gây sốt tại Việt Nam: Sang tay lãi ngay 1 tỷ đồng, lợi nhuận khủng hơn bán siêu xe
- 14-03-2022Hot girl 9X miền Tây tậu Vespa 946 Christian Dior giá 1 tỷ đồng, nằm chung garage với McLaren GT độc nhất Việt Nam
Nhắc đến ngành thời trang giày dép thì cái tên Christian Louboutin đã trở thành biểu tượng với những mẫu sản phẩm đế đỏ đặc trưng. Với mức giá vô cùng đắt, việc đi trên những đôi dày của Louboutin đã trở thành một biểu tượng cho sự xa xỉ và giới thượng lưu.
Thông thường, mỗi đôi giày Louboutin có giá dao động từ 650 đến 6.000 USD. Thế nhưng tại sao những đôi giày đế đỏ này lại đắt đến như vậy?
Christian Louboutin
Theo nhà sáng lập Christian Louboutin, nguyên nhân chính của sự đắt đỏ này đến từ chi phí sản xuất. Do Phần lớn những đôi giày chính hãng được sản xuất tại các nhà máy ở Châu Âu, thậm chí một số thiết kế còn được làm thủ công nên chi phí sản xuất bị đội lên. Việc tỷ giá đồng Euro cao, đi kèm với những chi phí như nhân công, điện nước, nguyên vật liệu tốn kém ở Châu Âu đã khiến mỗi đôi giày Louboutin được sản xuất ra có giá cắt cổ.
Lấy ví dụ như nguyên vật liệu, tất cả mọi thứ làm nên mỗi đôi giày, từ những viên pha lê Swarovski cho đến từng đường kim, mũi chỉ đều được dùng chất lượng tốt nhất.
Tiếp đó, những người làm nên các đôi giày Louboutin đều chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất nhằm đảm bảo mỗi đôi giày luôn xuất hiện với kiểu dáng nổi bật, bắt mắt và kinh điển. Xin được nhắc là các đôi giày của Louboutin hầu như được làm thủ công và những người thợ này đã phải tốn nhiều năm kinh nghiệm mới đáp ứng được yêu cầu của hãng để tham gia sản xuất giày.
Đôi khi, giá trị của sản phẩm không chỉ nằm ở nguyên vật liệu mà còn được tính qua lượng kiến thức, kinh nghiệm tích lũy của những người thợ.
Bởi vậy, hầu hết những đôi giày của Louboutin đều được giới thời trang coi là một tác phẩm nghệ thuật chứ không đơn thuần chỉ là may mặc. Rất nhiều người tiêu dùng sưu tập những thiết kế của thương hiệu này thay vì chỉ mua để sử dụng.
Không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt những tên tuổi lớn như Hoàng gia Monaco lựa chọn Louboutin làm sản phẩm sử dụng. Điều này chứng tỏ được chất lượng sản phẩm cũng như giá trị nghệ thuật mà những đôi giày mang lại cho người mua chúng.
Ngày nay, nhiều người lựa chọn Louboutin không chỉ vì chất lượng hay tính nghệ thuật trong mỗi sản phẩm mà còn vì thương hiệu nổi tiếng của chúng. Bởi vậy dù chi phí cao nhưng Louboutin vẫn kiên trì sản xuất ở Châu Âu chứ không muốn thuê ngoài hợp đồng tại các nhà máy Châu Á do lo ngại sụt giảm tiêu chuẩn cũng như mất hình ảnh của một thương hiệu thời trang cao cấp.
Không giảm giá
Một lý do cực kỳ quan trọng cho sự đắt đỏ của những đôi giày Louboutin là hãng không bao giờ giảm giá, kể cả với hàng tồn kho.
"Tôi sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi đưa tên mình lên những sản phẩm mà tôi không tự hào. Bởi vậy sẽ không bao giờ có chuyện giảm giá", Louboutin từng khẳng định trong tài liệu phóng sự của Telegraph.
Theo tờ Vogue, nguyên nhân này đến từ chính sự tự kiêu của nhà sáng lập Louboutin khi ông xuất thân từ gia cảnh nghèo khó, bỏ nhà lang bạt từ năm 12 tuổi để rồi vươn lên thành chủ thương hiệu nổi tiếng. Nhà thiết kế này thậm chí còn tỏ thái độ với cả những nhà quảng cáo hay sản xuất chương trình muốn tiếp cận thương hiệu Louboutin.
"Họ gọi cho tôi nhưng không muốn trả tiền bản quyền. Sẽ chẳng có thứ gì thực sự tuyệt vời nếu chúng miễn phí. Nghề của tôi là thiết kế giày để mọi người MUA chúng...Tôi cũng không muốn nói chuyện với những người tôi thực sự không quen", Louboutin thẳng thắn khi hiểu rằng khách hàng chính của mình là ai.
Cuộc cách mạng đế đỏ
Christian Louboutin sinh năm 1963 tại Pháp. Có một chi tiết khá thú vị là thời nhỏ Louboutin có làn da ngăm đen hơn mọi người trong nhà nên lầm tưởng mình là con nuôi. Thế nhưng mãi sau này người chị gái mới tiết lộ cho Louboutin rằng ông thực ra là con ngoài giá thú của mẹ khi người phụ nữ này giấu chồng ngoại tình với một người đàn ông Ai Cập.
Thời niên thiếu của Louboutin khá nổi loạn khi ông bị đuổi học tới 3 lần để rồi bỏ nhà ra đi năm 12 tuổi. Kể từ đó, Louboutin đã bắt đầu cuộc sống lang bạt của mình, làm nhiều nghề để mưu sinh trước khi đến với ngành thời trang. Ông đã đã từng lang bạt đến Ai Cập, Ấn Độ trước khi trở về Paris vào năm 1981 và bắt đầu chuyên tâm với ngành thiết kế giày dép.
Sau một thời gian được làm việc cho những hãng nổi tiếng như Chanel, YSL, Louboutin tách ra trở thành nhà thiết kế giày tự do và đến năm 1991 thì mở cửa hàng riêng mang tên mình. Thế nhưng phải đến năm 1993 khi Louboutin đang thiết kế mẫu giày mới lấy cảm hứng từ cố nghệ sĩ Andy Warhol thì mọi chuyện mới thay đổi.
"Bản phác thảo của tôi rất đẹp nhưng không hiểu sao hãng thiết kế mẫu lại nhìn không được như ý. Mẫu thiết kế nhìn trên giấy rất mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng nhưng khi được làm ra thực tế thì nó lại trông hơi yếu ớt. Sau nhiều lần thử thay đổi và bắt đầu chán nản, tôi đã lấy bừa thỏi son của cô trợ lý để sơn lên đế giày và ngay lập tức biết mình đã làm đúng", Christian Louboutin nhớ lại.
Màu đỏ sơn đế giày này của Louboutin được đăng ký bản quyền tại Pháp với mã Pantone 18-1663 TPX và ngay lập tức tạo nên cơn sốt. Trước khi sáng tạo ra mẫu giày này, cửa hàng của Louboutin chỉ bán được khoảng 200 đôi giày/năm. Thế nhưng đến năm 2012 con số này đã đạt 700.000 đôi/năm với mức tăng trưởng doanh thu khoảng 40%/năm.
Từ một cửa hàng nhỏ, giờ đây Louboutin đã có 150 chi nhánh trên khắp thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, vị khách hàng nổi tiếng nhất của Louboutin là nhà văn Danielle Steel khi ông mua đến 6.000 đôi giày cả nam lẫn nữ. Có thời điểm vị khách hàng này mua tới 80 đôi giày trong một lần đến cửa hàng của Louboutin.
Nổi tiếng là vậy nhưng không phải ai cũng mua nổi được những đôi giày Louboutin có giá thậm chí lên đến 6.000 USD (138 triệu đồng).
*Nguồn: NYT, Vogue, The Telegraph
Doanh nghiệp và tiếp thị