Chú ba bị bệnh nặng cần 690 triệu đồng, tôi phát động quyên góp cả họ hàng, nhưng quyết rời nhóm chung chỉ sau 2 tuần vì 1 lý do
Sau khi nhắn tình trạng của chú ba và số tiền đang thiếu, tôi nghĩ rằng mọi người sẽ chung tay giúp đỡ. Nhưng thực tế lại không như mơ.
- 10-04-2024Bán mì cho cụ ông chuyên đưa "tiền giả", 9 năm sau, chủ quán bất ngờ bị triệu tập tại đồn cảnh sát
- 09-04-2024Đồng nghiệp vay 69 triệu đồng, 3 năm sau vẫn không trả: khi tìm đến nhà, tôi bàng hoàng với khung cảnh trước mắt
- 08-04-20241 mình chăm mẹ ngoài 80 tuổi suốt 3 năm, sau khi nghe câu chuyện của đồng nghiệp, tôi quyết định đưa bà vào viện dưỡng lão
Bài viết dưới đây là dòng chia sẻ của anh Khương (Trung Quốc) đang được lan truyền trên Sohu.
Chú ba, người từng lấp đầy ký ức tuổi thơ của tôi bằng tiếng cười đã phải nằm trên giường bệnh vào đợt mùa đông năm 2023. Sắc mặt ông cụ tái nhợt, hơi thở dần yếu ớt. Ở thời điểm đó, bác sĩ trao đổi với chúng tôi rằng tình trạng của chú ba ngày càng xấu đi. Chú tôi cần một khoản tiền lên đến 200.000 NDT (khoảng 690 triệu đồng) để thực hiện ca phẫu thuật nhằm kéo dài sự sống.
Do ông cụ không kết hôn, sinh con, chỉ có một mình, khoản tiền tiết kiệm cũng đã bỏ ra chữa bệnh. Để có số tiền lớn như vậy, tôi nghĩ rằng chỉ có thể nhờ sự hỗ trợ của các thành viên trong dòng họ.
Tôi biết rằng điều này không hề dễ dàng bởi mỗi người đều có áp lực, khó khăn riêng trong cuộc sống. Tuy nhiên, trước cơn nguy kịch của chú ba, tôi nghĩ rằng tất cả mọi người sẽ chung tay giúp đỡ. Vì thế, tôi đã đứng ra phát động quyên góp nhằm hỗ trợ chú ba vượt qua thời điểm khó khăn này.
Ngay khi nhắn thông báo về việc quyên góp này, tôi cảm thấy mọi người đều bày tỏ sự ủng hộ và quan tâm. Tuy nhiên, khi gửi số tài khoản vào nhóm chung và nhờ mọi người gửi tiền vào đây để chú ba sớm có đủ viện phí, tôi nhận thấy tình hình không hề lạc quan.
Kể từ khi phát đi thông báo đó, sau 1 tuần, tôi chỉ nhận được đúng 3 tin nhắn ủng hộ từ 3 người trong nhóm có đến 20 thành viên. Điều khiến tôi băn khoăn là những người có kinh tế nhất trong dòng họ lại không ủng hộ chú ba lấy 1 đồng. Họ viện nhiều lý do để trốn tránh. Thậm chí, có người còn nói những lời không hay về tình trạng bệnh tình của chú ba. Những người từng được chú giúp đỡ vào những ngày tháng khó khăn nhất cũng tỏ ra thờ ơ vào thời khắc này.
Nhìn vào đoạn tin nhắn trong nhóm gia đình, tôi thấy vô cùng thất vọng và đau lòng. Tôi thất vọng với sự thờ ơ của mọi người. Tôi buồn vì những người luôn nói rằng tình yêu gia đình là trên hết nhưng lại không sẵn lòng giúp đỡ người thân trong giờ khắc sinh tử này.
Sau khi tổng kết số tiền quyên góp được là 3.000 NDT (khoảng 10 triệu đồng) - con số rất nhỏ so với số tiền chú ba cần, tôi quyết định rời nhóm gia đình. Tôi nghĩ rằng việc rời đi này sẽ giúp tôi không phải đọc được những lời không hay về chú ba.
Sau khi thoát khỏi nhóm chat, tôi ngồi một mình trước bàn máy tính và suy nghĩ rất nhiều. Tôi nhớ lại nhớ lại từng khoảnh khắc chu ba quan tâm và giúp đỡ mọi người khi vẫn còn khỏe mạnh. Nhưng vào thời điểm nằm trên giường bệnh, ông cụ lại không được ai nghĩ đến đến. Tôi cảm thấy vô cùng đau lòng và bất lực.
Suy nghĩ về những ký ức đẹp của chú ba, tôi biết mình không thể để chú một mình vào thời khắc này. Ngay cả khi không có ai trong gia đình sẵn sàng giúp đỡ chú ba, tôi đã dùng mối quan hệ của mình để gây quỹ nhằm có đủ tiền viện phí cho ông cụ.
Trong quá trình đó, tôi đã gặp vô số khó khăn. Tuy nhiên, mỗi khi nghĩ đến chú ba, tôi lại thấy mọi thứ đều đáng giá. Cuối cùng, sau khoảng 1 tuần, tôi đã gom đủ tiền viện phí cho chú.
May mắn, ca phẫu thuật thành công. Tình trạng bệnh của chú ba được kiểm soát và dần phục hồi. Đến nay, sau 1 năm, chú tôi đã có được sức khỏe như người bình thường.
Dù đã thoát khỏi nhóm gia đình, song tôi vẫn trân trọng mối quan hệ này. Tôi vẫn cư xử với mọi người bình thường. Ai khó khăn tôi vẫn giúp đỡ. Bởi tôi hiểu rằng mối quan hệ gia đình là không bao giờ buông bỏ được.