MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ các nhà hàng ở Trung Quốc lâm vào bước đường cùng: Không thể vay tiền ngân hàng để tiếp tục tồn tại, phải đóng cửa, sa thải hết nhân viên

11-03-2020 - 16:37 PM | Thị trường

Tại Trung Quốc, các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng nhỏ và các cơ quan du lịch bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lệnh cách li như một nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát virus của Bắc Kinh.

Đối mặt với lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc bởi ảnh hưởng của virus corona, Jay Li - một chủ nhà hàng tại Trung Quốc và các đối tác kinh doanh đã đưa ra quyết định đau lòng về việc đóng cửa 3 quán ăn của họ ở thành phố Quảng Châu và sa thải tất cả nhân viên vào tháng 2 vừa rồi.

Theo chính sách ngăn chặn được ban hành (các dịch vụ giao thức ăn không bị ảnh hưởng), thiên đường ẩm thực tỉnh Quảng Đông đã phải chịu một cuộc suy thoái chưa từng thấy, các nhà hàng và cửa hàng có tiếng lần lượt buộc phải đóng cửa.

Việc hai nhà hàng disum và một nhà hàng chuyên về ẩm thực địa phương của Jay Li phải đóng cửa cho thấy dấu hiệu thiệt hại về kinh tế gây ra bởi chủng coronavirus mới. Ảnh hưởng của virus xảy ra trên khắp lãnh thổ Trung Quốc khiến chính quyền phải ra quyết định ngăn cấm đối với các bộ phận lớn của ngành dịch vụ.

Ông chủ Jay Li nói: “Tôi nghĩ 2019 đã là một năm đủ tồi tệ, nhưng dịch bệnh đã khiến tình hình tồi tệ hơn vào năm 2020. Thu nhập từ cửa hàng gần như bằng không, khoản tiết kiệm của chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ tiền thuê nhà và lao động có giá khoảng 700.000 nhân dân tệ mỗi tháng ( khoảng 101.000 USD)”.

Chủ các nhà hàng ở Trung Quốc lâm vào bước đường cùng: Không thể vay tiền ngân hàng để tiếp tục tồn tại, phải đóng cửa, sa thải hết nhân viên - Ảnh 1.

Thiên đường ẩm thực tỉnh Quảng Đông đã phải chịu một cuộc suy thoái chưa từng thấy, các nhà hàng và cửa hàng có tiếng lần lượt buộc phải đóng cửa.

Ông Li cho biết, các ngân hàng Trung Quốc dường như không quan tâm đến việc cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ, nên việc đóng cửa kinh doanh là điều duy nhất có thể làm cho các quán cà phê và nhà hàng quy mô không lớn.

Tại Trung Quốc, các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng nhỏ và các cơ quan du lịch bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lệnh ngăn cấm như một nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát virus của Bắc Kinh.

Nhờ vào sự tiến bộ trong công tác chống lại sự lây lan của virus, Trung Quốc mới công bố theo báo cáo gần đây nhất về số ca mắc bệnh mới thấp nhất kể từ khi quốc gia này cập nhật từ ngày 20/1. Một số khu vực đã bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế về vận chuyển và lắp rắp.

Nhưng việc nới lỏng các biện pháp ngăn chặn là quá muộn đối với một số doanh nghiệp. Khoảng 75% các công ty ăn uống ở đại lục đã phải đình chỉ hoạt động trong hai tháng qua do dịch bệnh, theo khảo sát do hiệp hội khách sạn Trung Quốc công bố tuần trước.

Hơn 70% những người tham gia khảo sát cho biết tổng doanh thu của họ đã giảm hơn 90% trong giai đoạn này. Hơn nữa, 27% các nhà cung cấp thực phẩm cho biết họ phải đóng cửa vì thiếu tiền, trong khi 45% cho biết họ chỉ còn đủ tiền để trang trải chi phí hoạt động trong hai tháng nữa.

Những mất mát trong ngành công nghiệp phục vụ chỉ là một phần thiệt hại mà coronavirus đã gây ra cho Trung Quốc.

Trong khi một số tổn thất có thể được phục hồi, với việc các nhà hàng có thể mở cửa trở lại một khi mọi thứ bình thường trở lại, cú sốc đối với ngành dịch vụ của Trung Quốc và nền kinh tế có thể là rất lớn.

Chủ các nhà hàng ở Trung Quốc lâm vào bước đường cùng: Không thể vay tiền ngân hàng để tiếp tục tồn tại, phải đóng cửa, sa thải hết nhân viên - Ảnh 2.

Tại Quảng Đông, một phần ba các khách sạn được xếp hạng của tỉnh đã buộc phải đóng cửa tạm thời vào tháng 2 và những khách sạn vẫn mở thì có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, theo hiệp hội khách sạn và nhà nghỉ của tỉnh.

Trung Quốc dự báo về việc suy giảm kinh tế chưa từng có trong quý đầu tiên của năm nay, Bắc Kinh cho rằng đất nước chắc chắn bỏ lỡ mục tiêu lớn về tăng trưởng gấp đôi quy mô của nền kinh tế quốc gia giữa năm 2010 và 2020.

Feng Guohua, người sáng lập chuỗi thực phẩm Hunan tại thành phố Thâm Quyến, cho biết chỉ có bảy trong số 30 nhà hàng của ông đã nhận được sự cho phép của chính quyền địa phương để mở lại các dịch vụ ăn uống. “Tôi đang chịu tổn thất 300.000 nhân dân tệ ( khoảng 43.200 USD) mỗi ngày, ông Feng nói.

Đối với mọi chủ nhà hàng tôi biết, mục tiêu của họ cho năm 2020 là tồn tại và duy trì hoạt động kinh doanh.

Một chủ doanh nghiệp khác ở Thâm Quyến, Steve Gong và người bạn thân đã đầu tư hơn 300.000 nhân dân tệ để mua nhượng quyền cửa hàng bán bánh mì vào tháng 11. Gong cho biết: “Hiện tại để đóng cửa, chúng tôi sẽ mất toàn bộ khoản đầu tư của mình, chúng tôi chỉ kiếm được 200 nhân dân tệ (29 USD) mỗi ngày nhưng tiền thuê nhà và bốn công nhân đã tiêu tốn của chúng tôi gần 40.000 (5800 USD) một tháng. Cả hai gia đình chúng tôi mất ăn mất ngủ khi nghĩ đến các khoản nợ trước đó.”

Ngành công nghiệp du lịch cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp kiểm soát virus của chính phủ Trung Quốc.

Kent Cai, người có công ty ở Chiết Giang điều hành các tour du lịch phù hợp cho khách du lịch đại lục giàu có nhận định: “Tôi tin rằng tất cả các công ty du lịch tư nhân nhỏ của tôi đều không có thu nhập vào tháng 2”. Cai cho biết, việc hạn chế vi-rút đã cản trở du khách tham gia du lịch theo nhóm, Cai nói thêm rằng anh vẫn phải chi trả trả mức lương hàng tháng khoảng 2.300 nhân dân tệ (khoảng 331 USD) cho mỗi nhân viên của mình ở thành phố Hàng Châu và Ninh Ba.

“Tôi ước tính công ty của mình sẽ mất ít nhất 4 triệu nhân dân tệ tiền doanh thu ( khoảng 576.000 USD) trong nửa đầu năm nay”, ông nói. “Đây có thể là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà ngành du lịch Trung Quốc từng có”.

Tại Quảng Đông, một phần ba các khách sạn được xếp hạng của tỉnh đã buộc phải đóng cửa tạm thời vào tháng 2 và những khách sạn vẫn mở thì có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, theo hiệp hội khách sạn và nhà nghỉ của tỉnh.

Chuỗi khách sạn Ấn Độ Oyo tuyên bố kế hoạch sa thải 60% trong số 8.000 nhân viên của mình tại Trung Quốc khi họ phải vật lộn với tác động của dịch coronavirus, theo blog công nghệ Technode của Trung Quốc.

Chủ các nhà hàng ở Trung Quốc lâm vào bước đường cùng: Không thể vay tiền ngân hàng để tiếp tục tồn tại, phải đóng cửa, sa thải hết nhân viên - Ảnh 3.

Kể từ cuối tháng 1, hệ thống rạp chiếu phim hầu như không nhận được doanh thu trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi hàng triệu người Trung Quốc chọn ở nhà thay vì đi mua sắm hay đi chơi.

Một vài lĩnh vực khác cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, hơn 12.000 rạp chiếu phim đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa.

Kể từ cuối tháng 1, hệ thống rạp chiếu phim hầu như không có bất kỳ đồng doanh thu nào trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, khi hàng triệu người Trung Quốc chọn ở nhà thay vì đi mua sắm hay đi chơi. Trước đó 1 năm, các rạp chiếu phim trên cả nước ghi nhận đã đạt doanh thu 5,86 tỷ nhân dân tệ ( khoảng 844 triệu USD) trong kỳ nghỉ tết âm lịch kéo dài một tuần vào tháng 2 năm 2019, theo Maoyan.com.

Ít nhất 28 bộ phim mới đã rút khỏi các rạp chiếu phim kể từ ngày 23 tháng 1, hầu như tất cả các đoàn làm phim đều đã tạm dừng quay.


Theo Duy Thắng

Trí Thức Trẻ/SMCP

Trở lên trên