MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ đầu tư cần làm gì để bắt kịp xu hướng công trình xanh?

29-12-2017 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Trên thế giới, khái niệm công trình xanh (green building) từ lâu đã không còn xa lạ. Xuất hiện từ cuối thập niên 90 và đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây, công trình xanh được xem là lời giải cho bài toán khó: làm sao để giảm thiểu tác động xấu của các công trình xây dựng tới môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, cũng như tạo điều kiện sống lành mạnh nhất cho người sử dụng.

Vì sao công trình xanh là xu hướng xây dựng tất yếu?

Tại Mỹ, các công trình xây dựng bình thường tiêu thụ đến 20% năng lượng, 70% điện năng và phát ra 39% tổng lượng khí thải CO2 - tương đương 2,1 tỷ tấn mỗi năm. Trong khi đó, các công trình dân dụng đã được cấp chứng chỉ công trình xanh có thể tiết kiệm được 30% năng lượng của tòa nhà.

Theo tham khảo từ nhiều nước trên thế giới, chi phí xây dựng những công trình xanh có thể tăng 10 - 20% so với chi phí xây dựng công trình bình thường, nhưng bù lại, công trình xanh có thể mang đến mức tiết kiệm khoảng trên 20% chi phí năng lượng trong suốt dòng đời công trình so với các công trình không áp dụng.

Mặt khác, với tốc độ tăng trưởng xây dựng hàng năm bình quân đạt 12%, Việt Nam là một đất nước đang đứng trước nguy cơ chịu nhiều tổn thất về sinh thái và kinh tế nếu không gấp rút giải quyết vấn đề hiệu quả năng lượng công trình và cắt giảm lượng khí thải CO2 - tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

Công trình xanh được đánh giá là một trong những giải pháp chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu nhờ những ưu tiên đặc thù của nó. Công trình xanh được định nghĩa là là công trình xây dựng mà từ giai đoạn lựa chọn địa điểm, thiết kế, thi công, vận hành sử dụng, cho đến giai đoạn sửa chữa, cải tạo tái sử dụng đều đáp ứng các tiêu chí: Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nước, vật liệu. Giảm thiểu nhỏ nhất các tác động đến môi trường xung quanh và sức khỏe con người. Bảo tồn cảnh quan và sinh thái tự nhiên, tạo ra môi trường sống tốt nhất cho con người.

Vì những lý do kể trên, có thể nói rằng công trình xanh không chỉ là một xu hướng tất yếu, mà còn là cả một nhu cầu bức thiết của người dân trong cuộc sống. Cũng vì lẽ đó, từ khi bắt đầu được giới thiệu với thị trường xây dựng Việt Nam từ năm 2007, công trình xanh đã nhận được sự ủng hộ từ cả chính phủ và nhóm khách hàng tư nhân.

Chủ đầu tư nên bắt đầu với xu hướng công trình xanh từ đâu?

Tại Việt Nam, nhiều chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng lầm tưởng rằng công trình xanh "đội giá" chi phí xây dựng quá nhiều do cần đầu tư cho các trang thiết bị tiết kiệm năng lượng tiên tiến. Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà thầu đã có thể áp dụng một cách thông minh các loại vật liệu xây dựng xanh giúp giảm thiểu mức năng lượng tiêu thụ của toà nhà, ví dụ như sản phẩm cách nhiệt cho mái.

Một trong những giải pháp đơn giản nhất giúp “phủ xanh” các công trình xây dựng là dùng các loại thép mạ màu áp dụng công nghệ Thermatech® để thiết kế mái và vách. Đây là công nghệ phản xạ năng lượng mặt trời, giảm chi phí làm mát, từ đó giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Với công nghệ độc quyền Thermatech®, thép mạ màu Clean COLORBOND® giúp giảm nhiệt độ mái công trình tới 6oC, nhờ đó giảm chi phí tiêu thụ năng lượng làm mát đến 15% mỗi năm.

Nhờ những ưu điểm nổi trội, độc đáo trên mà COLORBOND® đang trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho các công trình xanh. Tại Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp lựa chọn thép mạ màu COLORBOND® cho các công trình trọng điểm như nhà máy Coca-Cola Thủ Đức, nhà máy Esquel Hòa Bình, nhà máy Laurelton, nhà máy Hanesbrand Phú Bài, Canifa Hoàng Dương Hưng Yên…

Tìm hiểu thêm thông tin về thép mạ màu COLORBOND® tại: http://depbenvung.com.

A.D

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên