Chủ đầu tư trạm BOT T1,T2 "cầu cứu" Thủ tướng
Sau khi trạm BOT T2 dừng thu phí vì phản ứng của tài xế dẫn đến doanh thu sụt giảm, có nguy cơ chuyển nhóm nợ xấu nên chủ đầu tư "cầu cứu" Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nhận lại dự án và hoàn trả chi phí đầu tư.
- 27-06-2019Đề xuất tăng phí để 'cứu' 37 dự án BOT: Mù mờ phương án tài chính
- 20-06-2019BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ: Nhà đầu tư giảm phí và thời hạn thu
- 19-06-2019Người dân Quảng Bình mất ăn mất ngủ vì xe trốn BOT, đi vào đường làng
- 18-06-2019Nhà đầu tư BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ phân trần doanh thu chục tỷ đồng
Ngày 2-7, theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, ông Trần Như Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang, đã ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị hỗ trợ công tác thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án BOT Quốc lộ 91.
Công ty CP Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang là doanh nghiệp dự án được thành lập bởi nhà đầu tư liên danh Tổng Công ty CP Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) và Công ty CP Đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO (CTI) làm chủ đầu tư để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn Km 14+000 đến Km 50+889 (gọi tắt là Dự án), theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Dự án có tổng mức đầu tư là hơn 1.720 tỉ đồng. Trong đó, phân đoạn một là cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 từ Km 14 đến Km 50+889, đưa vào sử dụng ngày 9-3-2016. Phân đoạn hai là mở rộng và tăng cường nền mặt đường Quốc lộ 91B đoạn từ Km 0+000 đến Km 15+793, hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 13-12-2016.
Tài xế dừng xe phản ứng tại trạm BOT T2 vào cuối tháng 5
Dự án BOT Quốc lộ 91 bắt đầu thu phí, hoàn vốn tại trạm T1 trên Quốc lộ 91 ngày 2-4-2016 và trạm T2 ngày 31-12-2016. Thời gian thu phí, hoàn vốn ban đầu là 15 năm 9 tháng 25 ngày. Sau đó, thời gian thu phí, hoàn vốn được điều chỉnh lên 34 năm 4 tháng 23 ngày. Tính từ năm 2016 đến ngày 31-5-2019, chủ đầu tư đã thực hiện thu phí dự án được gần 495,8 tỉ đồng, nhưng các khoản chi như: nộp thuế VAT, chi phí sửa chữa thường xuyên, lãi vay ngân hàng, trả nợ gốc… lên đến hơn 595 tỉ đồng. "Sau hơn 3 năm đưa dự án vào khai thác sử dụng, doanh thu thu phí chỉ đủ trả nợ gốc, lãi vay ngân hàng và bảo trì dự án. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư vẫn chưa được nhận, hơn nữa nhà đầu tư phải chịu thuế VAT trên giá vé sử dụng đường bộ dự án", văn bản nêu.
Tài xế dừng xe tại làn thu phí ở trạm BOT T2 phản đối hồi cuối tháng 5 vừa qu
Từ khi cầu Vàm Cống được khánh thành, thông xe đưa vào khai thác, sử dụng (ngày 19-5-2019) thì liên tục gặp phải sự phản ứng của các tài xế khi qua trạm thu phí BOT T2 của dự án. Đến ngày 25-5, chủ đầu buộc phải dừng thu phí tại trạm T2 đã dẫn đến doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, nếu không có phương án xử lý sớm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền hoàn vốn và kế hoạch trả nợ cho ngân hàng, nhà đầu tư có nguy cơ chuyển nhóm nợ xấu.
Trước tình hình trên, để giải quyết các tồn tại của dự án BOT Quốc lộ 91, Công ty CP Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan có phương án nhận lại dự án và hoàn trả chi phí đầu tư cho nhà đầu tư để có nguồn trả nợ ngân hàng, ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, tâm lý của hàng trăm người lao động đang làm việc tại công ty.
Trong trường hợp Chính phủ không có phương án nhận lại dự án, để đảm bảo duy trì thực hiện hợp đồng BOT theo đúng thỏa thuận đã được ký kết giữa nhà đầu tư và Chính phủ (đại diện là Bộ Giao thông Vận tải), nhà đầu tư đề nghị có phương án hỗ trợ dự án phần chi phí giải phóng mặt bằng (khoảng 400 tỉ đồng) và chi phí xây dựng Quốc lộ 91 (khoảng 480 tỉ đồng). Dự án chỉ thu phí tại trạm T1 để hoàn vốn chi phí đầu tư.
Người lao động