MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ động kiểm soát thức ăn an toàn để nâng cao hiệu quả phòng ngừa dịch tả heo châu Phi

26-04-2019 - 13:30 PM | Sống

Thời gian qua, một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch tả lợn Châu Phi (ASF) lây lan nhanh ở các địa phương là do nhiều hộ chăn nuôi theo tập quán cũ và chủ quan trong việc sử dụng nguồn thức ăn thừa, không đảm bảo.

Để hạn chế sự lây lan dịch bệnh, ngoài các biện pháp an toàn sinh học chuồng trại, người chăn nuôi cần chủ động kiểm soát và sử dụng nguồn thức ăn an toàn, tiên tiến về dinh dưỡng để cải thiện sức đề kháng tự nhiên cho đàn heo.

Nguy cơ lây nhiễm ASF qua thức ăn

Bệnh ASF chưa có thuốc đặc trị, chưa có vắc-xin phòng ngừa nhưng lại có thể được kiểm soát, loại trừ bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là thực hiện nghiêm ngặt an toàn sinh học. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức ăn, cụ thể là các thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt, là một trong bốn con đường lây truyền của dịch ASF nên cần được hiểu rõ và kiểm soát chặt chẽ.

Về vấn đề này, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã khuyến cáo cần xử lý tiêu hủy thức ăn thừa từ các cơ sở sản xuất, thức ăn từ nhà hàng, khách sạn, sân bay; cấm cho heo ăn thức ăn dư thừa của người. Tại Việt Nam, do tỉ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ còn cao nên cơ quan thú y đã yêu cầu phải xử lý nhiệt đối với nguồn thức ăn tận dụng để tiêu diệt mầm bệnh (nếu có). Thực tế, thời gian qua bệnh ASF bùng phát tại Việt Nam hầu như đều từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa thực hiện tốt chăn nuôi đi đôi với an toàn sinh học.

Đối với thức ăn chế biến sẵn, để bảo đảm an toàn, không nhiễm ASF cần phải được kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu và xuyên suốt chuỗi từ sản xuất đến vận chuyển thành phẩm đến trại nuôi. Muốn như vậy, không chỉ các đơn vị sản xuất mà cả các đại lý thức ăn chăn nuôi cũng phải tuân thủ yêu cầu về an toàn sinh học để thức ăn đến trại nuôi vẫn bảo đảm an toàn và chất lượng như từ nhà máy.

Mới đây, một nghiên cứu của Đại học Kansas (Mỹ) đã chỉ ra rằng, sự lây lan nhanh chóng của ASF ở Trung Quốc và châu Âu chủ yếu thông qua thức ăn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tình trạng phơi nông sản bừa bãi trên đường cũng có thể khiến nông sản nhiễm bệnh từ xe chở heo nhiễm bệnh.

Điều này cho thấy ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho vật nuôi cần nhận diện được các mối nguy và có phương án loại trừ để bảo đảm thức ăn an toàn giữa bối cảnh dịch bệnh.

Đảm bảo nguồn thức ăn an toàn

ASF là bệnh mới tại Việt Nam nhưng không mới trên thế giới. Do đó, các tập đoàn dinh dưỡng vật nuôi toàn cầu ít nhiều cũng đã có kinh nghiệm chống dịch, như Cargill (Hoa Kỳ) đã có 60 năm hỗ trợ nông dân ứng phó với bệnh dịch này tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Tiêu chí nhất quán của Cargill là thức ăn an toàn phải bắt đầu từ khâu nguyên liệu an toàn.

Trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam, Cargill càng tăng cường kiểm soát an toàn sinh học, siết chặt các yêu cầu đối với nguyên liệu và tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các nhà cung cấp nguyên liệu để đảm bảo nhà cung cấp sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào từ khu vực đáng tin cậy, không bị lây nhiễm virus và có đầy đủ chứng nhận kiểm dịch, kiểm tra chất lượng.

Tại các nhà máy sản xuất, Cargill áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm FSSC 22000 (như trong sản xuất thực phẩm cho con người). Nhằm ngăn chặn yếu tố gây bệnh bên ngoài như sự xâm nhập của virus và vi khuẩn gây bệnh, tất cả các phương tiện xe cộ, con người và những vật dụng kèm theo được kiểm soát nghiêm ngặt từ cổng nhà máy. Xe vào nhà máy bắt buộc phải phun sát trùng toàn bộ, người vào nhà máy bắt buộc đi qua quy trình sát khuẩn; nếu người và xe đến từ vùng dịch buộc phải cách ly 72 giờ.

Nhằm đảm bảo sinh học từ nhà máy đến trang trại, Cargill còn kiểm soát chặt khâu vận chuyển, kho vận và giao hàng để phòng ngừa virus gây bệnh. Theo đó, tất cả các nhà cung cấp tham gia vào quá trình vận chuyển và giao nhận hàng cho Cargill đều được yêu cầu ký vào cam kết đảm bảo an toàn sinh học trong vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

Bên cạnh việc kiểm soát an toàn sinh học trong sản xuất, Cargill áp dụng công nghệ dinh dưỡng vật nuôi tiên tiến để tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho heo giúp chống chọi lại với cá tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả hơn. Với các chương trình cho ăn hợp lý và trách nhiệm của nhà sản xuất, hiện Cargill giúp người chăn nuôi cải thiện hệ thống miễn dịch của heo thông qua phối hợp 4 công nghệ tác động lên sức đề kháng.

Chủ động kiểm soát thức ăn an toàn để nâng cao hiệu quả phòng ngừa dịch tả heo châu Phi - Ảnh 1.

Đầu tiên, công nghệ đạm tiêu hóa tối ưu hóa độ đạm giúp kiểm soát, điều chỉnh dinh dưỡng về đạm phù hợp giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hạn chế tiêu chảy. Thứ hai, công nghệ bảo vệ đường ruột bằng chất chống oxy hóa tự nhiên, bảo vệ tế bào chống tác nhân bên ngoài xâm nhập, giúp vật nuôi chống được nhiễm trùng đường ruột. Thứ ba, công nghệ kích thích hệ thống miễn dịch cho heo bằng các chế phẩm sinh học, giúp heo sản sinh ra nhiều tiền chất chống viêm, tăng cường sức đề kháng giúp chống bệnh. Cuối cùng là công nghệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng việc bổ sung tinh dầu, axit hữu cơ, chất béo chức năng đặc biệt và chất béo tự nhiên giúp ức chế hại khuẩn tăng lợi khuẩn giúp heo khỏe mạnh.

Các công nghệ trên đã được áp dụng trong tất cả các dòng sản phẩm dành cho heo của Cargill, là giải pháp dinh dưỡng giúp heo khỏe trong mùa dịch.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên