MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ động phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết Dương lịch bằng 5 lưu ý đơn giản, dễ nhớ, dễ làm

01-01-2019 - 12:43 PM | Sống

Thực phẩm sạch hay vệ sinh an toàn thực phẩm ngày Tết hiện là vấn đề được các bà nội trợ quan tâm hàng đầu do tình hình thực phẩm bẩn đang ngày càng phức tạp và tinh vi, những thực phẩm độc hại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mỗi gia đình.

Tết dương lịch rồi chẳng mấy chốc lại đến Tết nguyên đán (âm lịch), những buổi lễ tết tiệc tùng kéo dài chắc chắn sẽ khiến bạn ăn uống mệt nhoài. Bên cạnh việc tìm mua thực phẩm cẩn thận thì việc vệ sinh trong chế biến và lưu trữ cũng vô cùng quan trọng.

Thực phẩm không an toàn, nhẹ thì món ăn không ngon, gây ra cảm giác chán ăn nhưng nặng thì có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm sức khỏe.

Dưới đây là 5 lưu ý về an toàn thực phẩm bạn nên tham khảo để có một kỳ nghỉ Tết an toàn:

1. Chọn mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng

Hiện nay, các bà nội trợ có 2 xu hướng tìm mua thực phẩm: mua trong siêu thị hoặc mua từ quê gửi lên. Thực phẩm trong siêu thì có ưu điểm rất lớn là có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, được bày bán theo thời hạn quy định nên không lo việc thực phẩm tiêm nhiễm các chất độc hại.

Bên cạnh đó, thực phẩm quê cũng được ưa chuộng vì suy nghĩ quà quê thì sạch và đảm bảo an toàn hơn do không bị thương mại hóa. Tuy nhiên, việc vận chuyển ra sao để thực phẩm không bị dập nát hay biến chất trong quá trình di chuyển cũng là điều các bà nội trợ nên quan tâm.

2. Không nên tích trữ quá nhiều

*Chủ động phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết Dương lịch bằng 5 lưu ý đơn giản, dễ nhớ, dễ làm - Ảnh 1.

Bạn nên nhớ, tủ lạnh không phải ‘vạn năng’ và việc tích trữ một lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh không hề đảm bảo thực phẩm đó sẽ không bị biến chất. Các loại thực phẩm nếu muốn bảo quản lâu thì nên được hút chân không và bảo quản lạnh (ở điều kiện đông đá) theo thời gian khuyến cáo (mỗi loại thực phẩm lạicó thời gian bảo quản khác nhau).

Việc tích trữ quá nhiều thực phẩm mà không được bao gói cẩn thận hoàn toàn có thể dẫn đến ôi thiu, ám mùi, vi khuẩn lây lan… Nên phân loại thực phẩm trước khi cất vào tủ lạnh (thịt cá, hoa quả, rau củ… để riêng). Dù gia đình nhiều người bạn cũng chỉ nên tích trữ vừa đủ 1 – 2 ngày vì các khu chợ và siêu thị hiện nay luôn sẵn sàng bán hàng xuyên Tết rồi.

3. Sơ chế đảm bảo vệ sinh thực phẩm trước khi lưu trữ

Nhiều chị em có thói quen bảo quản thịt sống hay hoa quả tươi trong tủ lạnh ngay sau khi mua về mà không sơ chế. Thói quen này cần phải thay đổi vì nó có thể khiến các loại vi khuẩn và mầm bệnh từ thực phẩm có cơ hội phát triển (nhất là chỉ bảo quản trong ngăn mát).

Nên làm sạch rau củ quả, cá thịt trước khi đưa vào bảo quản. Với rau củ thì nên chú ý để ráo nước trước khi cất vào tủ, tránh tình trạng rau bị đọng nước, nẫu và ủng. Còn thịt cá thì nên bảo quản kín khít, nếu được hút chân không thì càng tốt.

4. Nấu vừa đủ để không phải hâm đi hâm lại

Một trong những sai lầm thường mắc phải nữa của các bà nội trợ là thường xuyên nấu quá nhiều, nhất là trong những dịp lễ lạt để rồi còn thừa thức ăn cất đi để tránh lãnh phí. Việc hâm nóng nhiều lần không những khiến chất dinh dưỡng bị mất đi mà nguy hiểm hơn còn làm biến chất một số chất dinh dưỡng, trở nên gây hại cho sức khỏe. Ví dụ như thịt gà chứa nhiều protein, việc đun nóng lại sẽ khiến các protein này thay đổi và biến chất, gây rối loạn tiêu hóa.

Một số thực phẩm được khuyến cáo không nên hâm lại nhiều lần như: trứng, nấm, các loại rau củ có hàm lượng nitrat cao (cần tây, cải bó xôi, củ cải đường), nấm, cơm…

5. Cấp đông và rã đông đúng cách

*Chủ động phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết Dương lịch bằng 5 lưu ý đơn giản, dễ nhớ, dễ làm - Ảnh 2.

Nhiệt độ thích hợp để cấp đông là -3 độ C. Ở nhiệt độ này, thực phẩm vẫn giữ nguyên độ tươi mềm bên trong, không bị xơ cứng, không cần rã đông mà dễ dàng cắt, thái và chế biến ngay.

Với việc rã đông thực phẩm, chúng ta có 2 cách. Nếu rã đông bằng ngăn mát tốn nhiều thời gian thì rã đông bằng nước lạnh nhanh hơn, tuy nhiên bạn cần để trong túi bóng để tránh mất dinh dưỡng.

Ngoài ra, thực phẩm sau khi đã rã đông thì nên đưa vào chế biến ngay chứ không nên chế biến một phần rồi lại cho vào tủ đá vì sau khi rã đông, thịt và các thực phẩm sẽ mềm hơn, các tế bào bị vỡ và có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, mầm bệnh, nếu cấp đông lại sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.

Hà Lê

Tổng hợp

Trở lên trên