Chủ nhà vài hôm lại phát hiện giúp việc lấy trộm gừng, tỏi: Lý do phía sau cảnh tỉnh nhiều người
Câu chuyện nhấn mạnh đến một tật xấu mà có lẽ một số người sẽ chột dạ nghĩ ngay đến bản thân.
- 06-10-2020Người giỏi bận rộn suốt 24 giờ, kẻ thực sự khôn ngoan chỉ cần học cách cân bằng giữa cái "cần" và "đủ"
- 06-10-2020Sau khi bị đuổi việc, có 4 bài học tôi nhận được: Giá như sớm thức tỉnh, sự nghiệp của tôi đã cất cánh lâu rồi!
- 06-10-20203 việc vô bổ mà đàn ông NGHÈO nào cũng thích làm
Có một một lần, nhà văn Mã Vị Đô (Trung Quốc) có nhắc tới một người giúp việc của gia đình, câu chuyện rất thú vị.
Thỉnh thoảng người giúp việc này sẽ trộm đồ của nhà ông, bà ta không lấy thứ đáng tiền, chỉ là mấy thứ như vài củ tỏi, củ gừng, nửa lọ lạc...
Sau khi phát hiện ra, ông Mã nói với người giúp việc: "Bà thích hay cần thứ gì, cứ nói với tôi một câu rồi lấy cũng được, dù sao có vài thứ tôi cũng không dùng hết."
Nhưng người giúp việc không nói, cũng không sửa, vẫn cứ âm thầm lấy đồ.
Việc này khiến ông Mã rất bực mình, còn không yên tâm nữa. Lỡ như ngày nào đó bà ta lấy mất tập tài liệu thì sao? Vậy nên ông không dám thuê người giúp việc này nữa.
Với hành vi của người giúp việc, ông Mã cảm thấy khó hiểu: Sao cứ phải như thế chứ?
Thật ra, tâm lý của người giúp việc cũng không hề khó hiểu: Dù sao nhà ông cũng có nhiều, tôi cũng chỉ lấy mấy thứ vặt vãnh, không lấy thứ đáng tiền, chưa chắc ông đã phát hiện ra mà có phát hiện ra có thể ông cũng bỏ qua vì nó chẳng đáng gì…
Ngước lại, nếu mở lời xin trực tiếp thì không được ổn, một là ngại, hai là sợ bị đánh giá là người bủn xỉn. Làm sao có thể mở lời ra nói: "Nhà hết tỏi rồi, có thể cho tôi chỗ tỏi nhà ông không?"
Lời bình
Có những người thích âm thầm kiếm chác những món lợi nhỏ và cho rằng nó không ảnh hưởng đến ai. Đặc biệt là những người, thấy có lợi mà không chiếm được, cứ giống như chính họ đã để mất đi thứ gì đó.
Ảnh minh họa.
Thiếu hụt vật chất trong thời gian dài có thể là nguyên nhân dẫn tới cảm giác khủng hoảng và lòng tham sâu bên trong nhân cách con người.
Nó khiến chúng ta thường đánh mất nguyên tắc đạo đức và khả năng phán đoán lợi - hại cơ bản mà không hề hay biết, sau đó làm ra ài việc không phù hợp với lẽ thường.
Thế nên mới có hiện tượng như: Búa thoát hiểm trên xe buýt luôn bị mất, giấy vệ sinh miễn phí trong nhà vệ sinh công cộng luôn không đủ dùng, thìa khuấy đẹp trong quán cà phê ngày một ít đi theo thời gian.
Các doanh nghiệp lấy danh nghĩa tặng quà để tổ chức hội thảo bán thực phẩm chức năng, luôn dụ được người đến ngồi nghe kín cả căn phòng lớn, chính là đánh vào tâm lý tham lam của con người.
Mọi người sẽ cảm thấy: Không lấy thì phí của trời, tiện tay dắt bò không tính là trộm, đằng nào lấy mấy thứ vặt vãnh đó cũng không bị tính là tội lỗi nặng nề, bị phát hiện cũng chẳng có gì ghê gớm cả…
Nhưng thật sự là không có gì ghê gớm sao? Chưa chắc.
Việc tranh thủ chiếm đoạt những thứ vặt vãnh chẳng khác gì những viên thuốc được bọc đường bên ngoài, lúc mới bỏ vào miệng thì ngọt nhưng cuối cùng lại rất đắng. Cổ ngữ có câu: Chim bay cao chết vì tham ăn, cá ở dưới sâu chết vì miếng mồi.
Những thứ dù là vặt vãnh cũng không nên chiếm cho mình, bởi đằng sau sự vặt vãnh không đáng là bao ấy chính là vực thẳm, chiếm nhiều rồi, con người sẽ rơi xuống vực thẳm và không thể nào leo lên được.
Một người khi có quá nhiều ham muốn sẽ thiếu hụt trí tuệ, sự nhạy bén. Và khi con người tham tiền tài, quyền lực, sắc đẹp, đó chính là lúc cuộc đời bắt đầu bị hủy hoại.
Lòng tham có thể là thứ sẵn có trong mỗi người, nhưng trước những cái lợi dù nhỏ đến mức chẳng đáng kể, vẫn cần phải kiểm soát bản thân.
Đừng tự hạ thấp nhân cách của mình, càng đừng huỷ hoại cuộc đời mình vì mấy thứ vặt vãnh đó. Những thứ "không lấy thì phí của trời" đó, tốt nhất đừng lên lấy.
Pháp luật và Bạn đọc