Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Gói hỗ trợ phải đủ lớn nhưng tránh nguy cơ lãng phí
Gói hỗ trợ phải khả thi và phải thực thi nhanh, tập trung vào các ngành lĩnh vực có khả năng hấp thụ nhanh, lan tỏa rộng", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
- 05-12-2021Có thể có gói hỗ trợ 244.000 tỷ đồng dành riêng doanh nghiệp trong 2 năm tới
- 05-12-2021TS. Bùi Sỹ Lợi: 'Mục tiêu cấp bách lúc này là phải khẩn trương phục hồi thị trường lao động!'
- 05-12-2021Hàng không kiến nghị tiếp tục được hỗ trợ vốn để duy trì, sau khi lâm vào khủng hoảng chưa từng có kể từ Thế chiến II
Phát biểu tại tọa đàm cấp cao trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 diễn ra sáng 5/12, ông Vũ Hồng Thanh cho biết, căn cứ kết luận số 20 Hội nghị Trung ương 4 yêu cầu phải có sự điều hành linh hoạt và hiệu quả để phục vụ phát triển kinh tế, tại Nghị quyết kỳ họp thứ hai vừa qua, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ ngay trong năm 2021 phải xây dựng và đề xuất ban hành chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có gói hỗ trợ tài khóa thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội đã quan tâm và chỉ đạo các uỷ ban của Quốc hội từ sớm, từ xa, tổ chức nhiều cuộc làm việc với các chuyên gia để thảo luận, đưa ra cơ sở thực tiễn và khoa học phù hợp với thực trạng kinh tế của Việt Nam để xây dựng các gói chính sách hỗ trợ phù hợp.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, các chính sách tài khóa và tiền tệ đưa ra cơ bản bám sát các nguyên tắc lớn. Cụ thể, phải bám sát các quy định của Nhà nước (Kết luận số 20 của Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 41 về chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội…).
Đồng thời, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, kích cầu đầu tư và thị trường; kết hợp hài hòa các chính sách; sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phục hồi và phát triển kinh tế; các chính sách đưa ra phải đủ lớn, có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra cú hích, thay đổi cần thiết cho nền kinh tế nhưng tránh nguy cơ có thể gây lãng phí.
Ông Thanh nhấn mạnh cần bảo đảm gói kích thích này phải khả thi và phải thực thi nhanh, tập trung vào các ngành trọng tâm, trọng điểm và có khả năng hấp thụ nhanh, lan tỏa rộng.
Cùng với đó, gói hỗ trợ cũng phải đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế dài hạn. Các chính sách đưa ra phải được đánh giá kỹ lưỡng với các cân đối lớn, có thể chấp nhận thay đổi chỉ tiêu trong ngắn hạn nhưng dài hạn phải đảm bảo nền tài chính quốc gia.
Về thời gian, ông cho biết đề xuất gói này thực hiện trong hai năm, trong đó năm 2022 là để phục hồi kinh tế và năm 2023 để kích thích phát triển. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải bảo đảm an toàn, an ninh tài chính quốc gia, cần đánh giá giá tác động kỹ lưỡng, có thể trong giai đoạn nhất định thì một số chỉ tiêu có thể thay đổi, song phải cân đối khả năng vay - trả nợ và khả năng hấp thụ của nền kinh tế.
Ngoài ra, phải công khai minh bạch, nhanh rộng nhưng phải có cơ chế giám sát để chính sách phát huy tác dụng, chống tham nhũng lãng phí, lợi ích nhóm.
Cũng liên quan đến gói hỗ trợ, tại diễn đàn nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế và các chuyên gia đề xuất gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế với quy mô công bố lên tới 843.845 tỷ đồng, chiếm 10,38% GDP, còn tổng giá trị thực tế là 445.760 tỷ đồng, chiếm 5,48% GDP cho Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế trong 2 năm 2022-2023.
Theo nhóm nghiên cứu để huy động đủ nguồn lực thực hiện các chính sách cần chấp nhận thâm hụt ngân sách có thể tăng thêm 1 điểm % mỗi năm trong hai năm 2022-2023.
Về nguồn lực huy động lớn nhất là từ phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) để huy động 220.060 tỷ đồng; tiếp đến là đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước để thu về 80.000 tỷ; sử dụng bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm xã hội để mua TPCP 51.100 tỷ; tiết giảm chi phí 29.200 tỷ; rà soát các quỹ ngoài ngân sách 20.000 tỷ; thậm chí sử dụng một phần dự trữ ngoại hối (nếu cần).
BizLive