Chủ tịch Đặng Huỳnh Ức My dẫn dắt bước ngoặt mới cho ngành dừa
Ngày 12/12, ngành dừa đánh dấu một cột mốc mới với hội thảo quốc tế lần đầu tiên diễn ra tại Bến Tre. Hội thảo thuộc chuỗi sự kiện thường niên CocoNext, ra đời từ sáng kiến và sự khởi xướng của bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch HĐQT Betrimex và TTC AgriS - hai doanh nghiệp hàng đầu ngành dừa và mía đường Việt Nam.
Dẫn dắt ngành dừa vào giai đoạn tăng trưởng mới
Hội thảo CocoNext 2024 mang chủ đề "Nâng tầm chuỗi giá trị ngành dừa Việt Nam", thu hút hơn 200 đại diện các cơ quan chính phủ Việt Nam và quốc tế, lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia từ các quốc gia hàng đầu thế giới trong ngành dừa như Philippines, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Ức My khẳng định CocoNext mang sứ mệnh định hướng một tương lai phát triển kiên cường và mạnh mẽ cho ngành dừa. Việt Nam sẽ trở thành trung tâm đổi mới, sáng tạo của ngành dừa toàn cầu và "thủ phủ dừa" Bến Tre là nơi dẫn đầu về nghiên cứu, phát triển.
Bà Ức My nhấn mạnh việc phát triển ngành dừa phải được tích hợp với công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo trên nền tảng chiến lược dài hạn. Đây không chỉ là sự lựa chọn, mà là điều kiện tiên quyết để tăng trưởng bền vững và nâng cao chuỗi giá trị toàn diện.
Bà Đặng Huỳnh Ức My khởi xướng chuỗi sự kiện CocoNext làm nền tảng kết nối tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị ngành dừa toàn cầu
Người khởi xướng kỳ vọng các tiến bộ công nghệ được chia sẻ tại sự kiện sẽ góp phần đưa ngành dừa lên một tầm cao mới, từ kỹ thuật đóng gói sáng tạo, các phương pháp tiếp cận mang tính chuyển đổi trong chế biến thực phẩm và chăm sóc sức khỏe, khai thác năng lượng bền vững, cho đến phát triển các sản phẩm mới từ cây dừa.
CocoNext sẽ giúp định hình chiến lược tổng thể, giải quyết các bài toán thực tiễn trong ngành dừa, nhằm biến cây dừa thành một trong những ngành sản xuất, xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Đồng thời, chuỗi sự kiện còn thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ ngành dừa và mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế sâu rộng.
Người tiên phong đổi mới và phát triển bền vững
Tại hội thảo CocoNext 2024, một trong những dấu ấn nổi bật là hoạt động khám phá tiềm năng vô cùng đa dạng của cây dừa và trải nghiệm, tương tác với các công nghệ đã đi vào thực tiễn của công ty CP Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) như mô hình nông nghiệp số, công nghệ truy xuất nguồn gốc,...
Từ khoa học nghiên cứu và phát triển (R&D), tất cả các phần của cây dừa như lá, hoa, trái, thân, gốc đều có thể trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Tiêu biểu như từ nước dừa và cơm dừa được chế biến thành thực phẩm (nước dừa, sữa dừa, kem dừa, yaourt dừa,...) hoặc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp. Xơ dừa, thân, gốc được phát triển thành than gáo dừa, than hoạt tính, palette,... rất thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe. Đây chỉ là một phần trong danh mục sản phẩm đa dạng từ cây dừa.
Ông Nuwan Chinthaka - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dừa Quốc tế, bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch Betrimex và các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc CocoNext 2024
Ở vai trò lãnh đạo doanh nghiệp, luôn đổi mới và sáng tạo là phương châm của bà Ức My. Từ việc đầu tư vào công nghệ tiên tiến đến thúc đẩy các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế như USDA Organic hay EU Organic, bà đã đưa Betrimex trở thành thương hiệu hàng đầu ngành dừa không chỉ tại Việt Nam mà còn đứng thứ sáu về sản lượng trên toàn cầu.
Tại Betrimex, công ty áp dụng mô hình kinh doanh tích hợp công nghệ số vào toàn chuỗi hoạt động, từ nghiên cứu nông nghiệp, quản lý vùng nguyên liệu, sản xuất cho đến tay khách hàng.
Chuỗi hoạt động được quy trình hóa chặt chẽ trên nền tảng ERP - SAP HANA và ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ e-Procurement, e-Bidding, E-contract, thiết bị AI, IoT, Scada, Big Data và đặc biệt là DigiFactory tích hợp với các hệ thống Tetra Pak, Scada.
Trong năm nay, Betrimex đã đưa vào vận hành nền tảng quản trị Farmer Relationship Management (FRM), là mắt xích quan trọng trong hệ thống công nghệ toàn diện mà công ty hướng đến để tối ưu chuỗi cung ứng, quản lý sản lượng - chất lượng nông sản và liên kết chặt chẽ với các doanh nông.
Khoa học và công nghệ đang đẩy mạnh khai thác tiềm năng to lớn của cây dừa, cho ra đời danh mục sản phẩm đa dạng từ thực phẩm, mỹ phẩm, đến than hoạt tính, palette,… thân thiện với môi trường
Không chỉ ở Betrimex, tại công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS) - doanh nghiệp mía đường cũng do bà Ức My làm Chủ tịch, công nghệ tiên tiến cũng mang lại những bước tiến vượt bậc.
Theo đuổi mô hình nông nghiệp công nghệ cao, TTC AgriS triển khai canh tác chính xác từ thiết kế đồng ruộng, khuyến nông, quản lý quá trình canh tác, vùng nguyên liệu và hiệu suất canh tác,… Với hệ thống ứng dụng DigiFarm, DigiFactory và DigiRetails, toàn bộ dữ liệu trong hoạt động canh tác, sản xuất, thương mại đều được đồng bộ và liên kết toàn vẹn, nhằm tối ưu hiệu suất, gia tăng giá trị sản phẩm.
Trước CocoNext, TTC AgriS dưới sự dẫn dắt của bà cũng đã tổ chức thành công TTC AgriS Innovation Day - chuỗi sự kiện quốc tế thường niên với những giải pháp mới cho ngành mía đường.
Bà My cho biết, vào tháng 4/2025 tới đây, bà sẽ tiếp tục ra mắt chuỗi sự kiện quốc tế AgroDay là nền tảng xúc tiến đầu tư, chia sẻ thông tin hữu ích về khoa học công nghệ - kinh tế nông nghiệp,... từ những lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành,... trên thế giới.
Nữ Chủ tịch khẳng định AgroDay, CocoNext và TTC AgriS Innovation Day sẽ luôn duy trì tầm nhìn tiên phong và đồng hành cùng nông nghiệp Việt Nam trong hành trình hội nhập quốc tế. Từ chuỗi sự kiện, bà kỳ vọng tinh thần sáng tạo sẽ lan tỏa và truyền cảm hứng đến tất cả các bên liên quan, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến nông nghiệp công nghệ cao của thế giới.
Tổ Quốc