MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch Đặng Thành Tâm: KBC có dòng tiền lớn, tự tin trả 3.900 tỷ đồng trái phiếu và đã chuẩn bị các quỹ đất để sẵn sàng hoạt động trong suốt 10 năm

19-06-2023 - 07:39 AM | Bất động sản

Chủ tịch Đặng Thành Tâm: KBC có dòng tiền lớn, tự tin trả 3.900 tỷ đồng trái phiếu và đã chuẩn bị các quỹ đất để sẵn sàng hoạt động trong suốt 10 năm

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã KBC) cho biết, quý I năm nay, cơ bản chúng tôi đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Quý II cho đến nay cơ bản cũng hoàn thành. KBC cũng tự tin trái phiếu sẽ trả được 3.900 tỷ đồng. Nếu thị trường thuận lợi, KBC có thể phát hành lại.

KBC đã chuẩn bị các quỹ đất để sẵn sàng hoạt động trong suốt 10 năm

Tại Talkshow Khơi thông dòng vốn trên thị trường chứng khoán do Báo Đầu tư Chứng khoán tổ chức mới đây, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (KBC) cho rằng, các tín hiệu tích cực trên thị trường đang nhiều hơn các tín hiệu tiêu cực.

"Sang quý II, Chính phủ đã nỗ lực chỉ đạo, đưa ra rất nhiều chính sách, quyết định thành lập uỷ ban ở các tỉnh thành nên tốc độ phê duyệt dự án nhanh, điển hình như TP.HCM", Chủ tịch KBC chia sẻ.

Theo chia sẻ của ông Đặng Thành Tâm, KBC đã chuẩn bị các quỹ đất để sẵn sàng hoạt động trong suốt 10 năm. "KBC lấy theo giá thành từ 10 năm trước và xây dựng cơ sở hạ tầng nên chúng tôi có lợi thế cho thuê với giá thấp", ông Tâm nói.

Ông Tâm cũng cho biết, từ đầu năm nay KBC có dòng tiền rất lớn nhờ vào việc nhà đầu tư thuê đất từ 50 - 100 ha.

“Sang quý I năm nay, cơ bản chúng tôi đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Quý II cho đến nay cơ bản cũng hoàn thành. KBC cũng tự tin trái phiếu sẽ trả được 3.900 tỷ đồng”, ông Tâm nói.

Tại thời điểm 1/1/2023, Kinh Bắc có dư nợ trái phiếu là 3.900 tỷ đồng, trong đó bao gồm 2.400 tỷ đồng trái phiếu phát hành riêng lẻ và 1.500 tỷ đồng là trái phiếu phát hành ra công chúng.

Và ngay trong quý I vừa qua, Kinh Bắc cho biết, doanh nghiệp đã tiến hành các thủ tục trả nợ đúng hạn và mua lại trước hạn các trái phiếu phát hành riêng lẻ có tổng trị giá 2.400 tỷ đồng.

Như vậy, tổng dư nợ của KBC còn lại là 1.500 tỷ đồng, toàn bộ là trái phiếu phát hành ra công chúng với mã KBC121020, đáo hạn ngày 24/6/2023.

Ở diễn biến mới đây, Kinh Bắc cho biết vừa mua lại 342,72 tỷ đồng trong tổng đăng ký chào mua là 750 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 45,7% tổng lượng đăng ký mua đối với lô trái phiếu 1.500 tỷ đồng trên.

Trước đó, ngày 4/5/2023, Kinh Bắc cho biết sẽ chốt danh sách trái chủ mua lại 50% giá trị lô trái phiếu mã KBC121020 với mệnh giá 1.500 tỷ đồng (trái chủ sở hữu 2 trái phiếu được quyền bán lại 1 trái phiếu).

Mặc dù chỉ mua lại được gần một nửa số lượng trái phiếu như doanh nghiệp đăng ký chào mua nhưng số lượng trái phiếu phiếu lưu hành của KBC cũng đã giảm đi. Hiện chỉ còn 1.157,28 tỷ đồng.

Chủ tịch KBC cho biết, nếu thị trường thuận lợi KBC có thể phát hành trái phiếu trở lại.

"Dù BĐS có phần khó khăn nhưng đang mở ra hướng mới cho doanh nghiệp"

Nhìn nhận về các xu hướng thị trường bất động sản, ông Tâm cho rằng, Chính phủ đang dành các quỹ đất rất lớn cho xây dựng nhà ở xã hội. Điều này rất thuận lợi để mở cửa đầu tư, dòng vốn ra cho người lao động trả góp nhà ở trong 20 năm, và nó thúc đẩy nhu cầu về nhà ở thấp cấp, trong khi nhu cầu nhà cao cấp đi xuống.

“Lợi nhuận cho mảng này chỉ 10%, Chính phủ cũng không giảm thuế thu nhập với hoạt động này. Với công ty xây dựng lãi suất hơn 8%, đối với người mua nhà chỉ hơn 4%, dòng tiền rất lớn sẽ ra ngoài thị trường”, ông Tâm phân tích.

Chính phủ cũng lập rất nhiều quỹ hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, nên dù bất động sản có phần khó khăn nhưng đang mở ra hướng mới cho doanh nghiệp thực hiện.

KBC đang cho thuê đất khu công nghiệp với giá cao hơn, tăng từ 50 - 100%, song nhà đầu tư nước ngoài vẫn thuê. Gần đây, KBC nhắm vào thu hút các doanh nghiệp và sản xuất chíp và ông Tâm tin rằng các hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực này sẽ thu hút đầu tư nước ngoài nên các khu công nghiệp chắc chắn tốt.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà ở xã hội sẽ ổn định, các doanh nghiệp trang trí nội thất cũng có việc, vì với cam kết Chính phủ có 1 triệu căn nhà ở xã hội, tổng vốn đầu tư từ nay đến năm 2030 rất lớn, mỗi năm hàng vài tỷ USD sẽ là một kênh kích cầu và tháo gỡ tốt cho bất động sản.

Linh Phong

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên