Chủ tịch FPT khẳng định Việt Nam sẵn sàng cung cấp nguồn "tài nguyên nhân lực" vô giá, Tập đoàn Bosch ngỏ ý muốn tăng kỹ sư phần mềm lên 6.000 người
Tại Việt Nam, Tập đoàn Bosch đang đầu tư trong các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, phụ tùng ô tô, xe máy, nông nghiệp… tạo việc làm cho 6.200 người lao động, trong đó có 4.000 người làm trong lĩnh vực phần mềm.
- 25-06-2024Intel đã đầu tư 22 triệu USD cho một chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ cao tại Việt Nam
- 14-06-2024Kỹ sư AI, Data tại FPT có thu nhập lên đến 10 tỷ đồng/năm, gấp đôi Tổng giám đốc tập đoàn
- 07-03-2024Một doanh nghiệp vừa lên sàn HOSE tham vọng làm "công viên logistics" khắp Việt Nam: Dùng kỹ sư trình độ Đại học thay vì công nhân, giảm tới 70% lao động
Sáng 1/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp ông Stefan Grosch, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á của Tập đoàn Bosch (Đức) đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, Tập đoàn Bosch đang đầu tư trong các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, phụ tùng ô tô, xe máy, nông nghiệp… tạo việc làm cho 6.200 người lao động, trong đó có 4.000 người làm trong lĩnh vực phần mềm.
Ông Stefan Grosch cho biết Bosch sẽ tăng số lượng kỹ sư trong lĩnh vực phần mềm lên 6.000 người vào năm 2025 để mở rộng năng lực sản xuất phần mềm tại Việt Nam, mong muốn Chính phủ Việt Nam hỗ trợ nỗ lực này của Tập đoàn.
Tập đoàn Bosch cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp 4.0; sẵn sàng cung cấp các giải pháp quản lý an toàn giao thông thông minh cho Việt Nam.
Tại sự kiện, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật theo kịp xu thế phát triển chung của thế giới; tập trung xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, công nghệ mới, nhất là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, sản xuất phầm mềm…
Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp Đức nói chung, Tập đoàn Bosch nói riêng yên tâm, tiếp tục đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam, góp phần làm sâu sắc hơn nữa của mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Đức vốn đang phát triển tốt đẹp.
Năm ngoái, tại Hội nghị gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài diễn ra hôm 16/10 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, ông Gaur Dattatreya - Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Bosch Global Software Technologies cho biết, có 2 điểm chính mà ông tin là tối quan trọng cho sự phát triển bền vững của Việt Nam, cũng như sự thành công của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Trước hết là tầm quan trọng của công cuộc phát triển nguồn nhân lực.
"Tại Bosch, chúng tôi có một phương châm lâu đời: Lấy con người làm trung tâm – và phương châm đó ngày càng có giá trị theo thời gian. Chúng tôi cũng có kế hoạch cụ thể tiếp tục đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam cho các lĩnh vực mới như chất bán dẫn hay thiết kế chip ", Giám đốc Bosch Global Software Technologies cho biết.
Ông phân tích rằng con người là tác nhân quan trọng của sự thay đổi, là yếu tố quyết định để tạo nên khác biệt về triển vọng kinh tế của các quốc gia. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố chính ảnh hướng đến quyết định đặt hay dịch chuyển căn cứ của các tập đoàn đa quốc gia.
"Chính vì vậy, chúng tôi chân thành khuyến nghị Chính phủ cân nhắc và có kế hoạch cụ thể để phát triển nguồn nhân lực của các ngành công nghệ cao trọng điểm", đại diện của Bosch nhấn mạnh.
Tại sự kiện này, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT khẳng định: "Các doanh nghiệp cần bao nhiêu nguồn nhân lực thì các viện nghiên cứu, các trường đại học, cơ sở giáo dục của Việt Nam sẵn sàng đào tạo và cung cấp nguồn "tài nguyên nhân lực" vô giá cho các doanh nghiệp "