Chủ tịch John&Partners: Cơ hội các Unicorn đã xuất hiện ở Việt Nam đã có sau một thập kỷ nhờ Covid-19
Khi các quốc gia ít tin nhau, Việt Nam vô tình có niềm tin cao nhất, đó là cơ hội sau đại dịch Covid-19, ông Ngô Công Trường, Chủ tịch Công ty Tư vấn & giáo dục John&Partners cho biết.
- 08-05-2020Tại sao trong tương lai vé máy bay giá rẻ có thể không còn?
- 08-05-2020Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta sẽ thấy sự sáng tạo của nhân loại vĩ đại như thế nào khi con người tìm cách thoát ra khỏi sự chết chóc!
- 07-05-2020Bộ TTTT: Doanh thu doanh nghiệp ICT đã giảm từ 30 - 90% vì Covid-19
Tại toạ đàm "Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp thời khủng hoảng" chiều 8/5, nhiều nhận định chỉ ra rằng bên cạnh những khó khăn, thách thức do Covid-19, doanh nghiệp Việt vẫn có những cơ hội, như là tiếp nhận sự dịch chuyển đầu tư của các ông lớn nước ngoài.
Ông Ngô Công Trường, Chủ tịch Công ty Tư vấn & giáo dục John&Partners cho biết một đối tác của John&Partners đang có ý định mở rộng gấp 5 lần sau đại dịch để chuẩn bị cho các công ty sang Việt Nam. Ông cũng nhắc đến thông tin Apple đang có ý định sản xuất tại nền kinh tế 96 triệu dân.
Theo ông, hậu đại dịch, đã có tình huống là niềm tin của các quốc gia với nhau đã bị ảnh hưởng.
"Các quốc gia ít tin nhau hơn nhưng Việt Nam vô tình có niềm tin cao nhất", ông nói. Điều này được minh chứng qua việc chống dịch thành công. Mặt khác, Việt Nam lại có tính linh hoạt cao.
"Đây là cơ hội của Việt Nam để cạnh tranh sòng phẳng cả công nghệ và tri thức. Chúng ta có thể sánh vai được với các nước", ông nhấn mạnh. Theo ông, cơ hội xuất hiện các Unicorn đã xuất hiện ở Việt Nam sau một thập kỷ nhờ Covid-19.
Nhắc lại nhận định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Trong nguy có cơ", ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn TTC cho rằng đây là thời cơ để doanh nghiệp Việt Nam cấu trúc, chuyển đổi bên trong.
"Chúng ta nên cấu trúc vào đầu vào, đầu ra, mở rộng thêm thị trường để đón nhận luồng dịch chuyển. Cơ hội là rất lớn. Doanh nghiệp nên chuẩn bị, đừng quá bi quan để đón nhận nó", ông cho biết.
Ông Huỳnh Bửu Sơn, chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết không phải đến nay người ta mới nói đến sự chuyển dịch của các doanh nghiệp từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Cơ hội là có nhưng nếu không có gì thay đổi thì nó sẽ qua rất nhanh.
Theo ông, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo ra sân chơi bình đẳng từ doanh nghiệp FDI, tư nhân, nhà nước. Các chính sách vĩ mô như tỷ giá, lãi suất cũng cần hoàn thiện để tạo ra một nền kinh tế chi phí thấp. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao năng suất lao động, xây dựng công nghiệp phụ trợ, tăng cường nội địa hoá…
"Phải xem sự chuyển dịch này vừa là cơ hội, vừa là thách thức", ông Sơn nhấn mạnh.