Một doanh nhân trong lĩnh vực ngân hàng đề xuất gói vay nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng, lãi suất cố định 4,8%
Khó khăn trong việc phát triển nhà ở xã hội không phải ở chỗ chủ đầu tư mà phải tìm ra được điểm nghẽn từ phía người mua của dự án đó. Nếu có người mua mặt hàng và sản phẩm tiêu thụ được thì chủ đầu tư không gặp vấn đề.
- 18-03-2024Lộ lý do bất ngờ khiến gần đây Long An liên tục thu hút loạt ông lớn Vingroup, Ecopark, BIM Group, Eurowindow… đổ bộ làm dự án “khủng”
- 18-03-2024Giá chung cư tăng liên tục, nhiều người xuống tiền 'lướt sóng' kiếm lời
- 18-03-2024"Ông lớn" địa ốc Vinhomes, Becamex, Hoàng Quân, Viglacera... đã đi đến đâu trên "đường đua" xây nhà ở xã hội?
Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội diễn ra mới đây, một doanh nhân trong lĩnh vực ngân hàng đã đưa ra một số góp ý ở góc độ ngân hàng.
Về pháp lý dự án, vị này cho rằng, bên cạnh một số khó khăn thì hiện tại rất nhiều dự án đã được phê duyệt và rất nhiều dự án ở các tỉnh đều có những quỹ đất công và tiến hành đấu thầu.
"Nếu chúng ta tập trung đẩy mạnh thì quỹ đất đó sẽ mở ra. Hiện nay một số doanh nghiệp lớn đã được phê duyệt về chủ đầu tư. Những tập đoàn lớn như VinGroup đã có quỹ về nhà ở xã hội rất lớn", ông này nói.
Về đối tượng được quyền tham gia nhà ở xã hội, vị doanh nhân kiến nghị các địa phương phân loại sớm để xác định đối tượng được mua.
Về tiếp cận vay vốn ngân hàng, việc để triển khai tùy vào mỗi dự án nhà ở xã hội cho đến khi huy động được vốn. Mà hiện nay theo luật thì cũng mất khoảng 3-6 tháng. Sau khi xây dựng xong phần móng, chủ đầu tư hoàn toàn có thể huy động vốn và bán căn nhà hình thành trong tương lai.
Đối với các chủ đầu tư, nếu triển khai việc xây dựng nhanh và đúng đối tượng, người mua được vay sớm từ ngân hàng thì các chủ đầu tư đọng vốn không nhiều. Nếu chủ đầu tư vướng nhiều về mặt pháp lý thì có thể mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện và tất nhiên là đọng vốn.
"Tôi cho rằng trước đây các ngân hàng thận trọng vấn đề pháp lý, khi mà tài sản này chưa đóng tiền quyền sử dụng đất thì rất ngại làm tài sản đảm bảo cho vay ngắn hạn. Nếu bây giờ với Luật Đất đai sửa đổi, Luật bất động sản thì ngân hàng cho vay 20-30 năm là bình thường. Áp lực về lãi suất rất thấp", vị này cho biết.
Theo ông, muốn phát triển được nhà ở xã hội thì phải có sự hài hòa giữa nhà nước và doanh nghiệp và người dân. Các doanh nghiệp cũng phải chủ động hỗ trợ cho cán bộ nhân viên.
"Hiện nay Techcombank đã làm việc với một số doanh nghiệp. Họ rất chủ động hỗ trợ nhân viên về lãi suất. Có những doanh nghiệp khu công nghiệp chủ động đưa ra các quỹ đất của mình để xây dựng nhà ở xã hội. Tôi cho rằng tất cả cùng bắt tay vào làm thì mới giải quyết được", ông này nói.
Vị này cũng cho biết thêm, Ngân hàng Techcombank đã có đề án gửi Ngân hàng Nhà nước đề xuất tạo ra cơ chế chung cho các ngân hàng thương mại cùng tham gia. Techcombank cho rằng khó khăn không phải ở chỗ chủ đầu tư. Theo tôi phải tìm ra được điểm nghẽn từ phía người mua của dự án đó. Nếu có người mua mặt hàng và sản phẩm tiêu thụ được thì chủ đầu tư không gặp vấn đề.
"Chúng tôi đề xuất 1 gói khoảng 30.000 tỷ đồng cho vay với lãi suất cố định là 4,8% trong vòng 5 năm như Ngân hàng chính sách xã hội; đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép xem xét về khung tín dụng, bù đắp chính sách lãi suất và rủi ro. Rõ ràng phân khúc này là phân khúc rủi ro. Đây là một trong những lý do mà ngân hàng ngại cho vay.
Được như vậy Techcombank sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro liên quan đến việc cho vay như với khách hàng bình thường chứ không bị ràng buộc các điều kiện cho vay như đối với nhà ở xã hội.
Về thời hạn, chúng tôi sẵn sàng cho vay 20 – 30 năm tùy theo khả năng trả nợ của khách hàng và chủ đầu tư", vị này cho biết.