Chủ tịch TMG Trần Trọng Kiên: Thực tế đã có những nhân viên khách sạn đi làm xe ôm, ra chợ bán cá mưu sinh
Hiện tại, ngành du lịch của Việt Nam đóng góp 8,8% GDP, giải quyết việc làm cho gần 5 triệu lao động. Chưa kể doanh thu cho nền kinh tế, có ít nhất gần 5 triệu gia đình trông mong vào sự hồi sinh của ngành du lịch.
- 29-03-2020Du lịch, khách sạn suy giảm nghiêm trọng trong quý I/2020 vì Covid-19, tỉnh nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất?
- 25-03-2020Bí thư Vương Đình Huệ: Huy động các khách sạn vào cách ly tập trung cho người tự chi trả
- 24-03-2020Cách ly y tế ở khách sạn: Ai được và chi phí như thế nào?
Kích cầu du lịch nội địa
Trở lại hồi tháng 1, dịch bệnh mới bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc), hoạt động du lịch trong nước vẫn diễn ra bình thường. Bước sang tháng 2, đã có 16 ca nhiễm bệnh được kiểm soát và chữa khỏi bệnh, ngành du lịch đã sẵn sàng triển khai chương trình kích cầu du lịch với quy mô lớn.
Tuy nhiên, bước sang tháng 3, dịch bệnh đã bùng phát trở lại và chuyển sang giai đoạn khó lường, xảy ra lây chéo trong cộng đồng. Du lịch gần như đã hoàn toàn tê liệt, nhất là khi Việt Nam đóng cửa hàng không quốc tế để đảm bảo an toàn.
Sự tê liệt đã kéo từ lữ hành tới lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, cơ sở mua sắm. Đã có tới 98% hãng lữ hành quốc tế dừng hoạt động, công suất phòng của các cơ sở lưu trú cũng chỉ còn 20%. Chỉ trong quý I ngành du lịch đã đánh mất 3,1 tỷ USD.
Sau một loạt những biện pháp giãn cách xã hội và nỗ lực khống chế dịch Covid-19 thành công, hiện ngành du lịch đang từng bước được mở cửa trở lại. Mới đây ngày 8/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 1749 phát động chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam", nhằm kích cầu du lịch nội địa.
Nhận định về nhu cầu du lịch nội địa trong buổi tọa đàm trực tuyến Hướng đi mới cho ngành Du lịch Việt do VnExpress tổ chức, ông Trần Trọng Kiên- Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch TAB, Chủ tịch HĐQT TM Group cho rằng nhu cầu du lịch nội địa hiện rất lớn. Bằng chứng là số liệu năm ngoái cho thấy Việt Nam có hơn 85 triệu lượt khách nội địa và khách quốc tế đạt mức 19 triệu.
Hiện khách du lịch trong nước không phải không có nhu cầu mà cần đảm bảo an toàn. Chính vì vậy việc đầu tiên các doanh nghiệp khách sạn, lữ hành, hàng không cần quan tâm là sự an toàn. Các doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả những chỉ thị hướng dẫn giãn cách xã hội được đưa ra. Ví dụ như với Thiên Minh hiện có 16 khách sạn, sản phẩm tương đương khách sạn và con số mở cửa trở lại là 9. Tập đoàn đưa ra 10 hướng dẫn an toàn cho các khách sạn, quy trình đối với nhân viên, khách hàng, đối tác hay cách thức dọn vệ sinh, điều chỉnh chính sách liên quan đến phục vụ đồ an, check in trực tuyến hay dùng điện thoại mở cửa phòng, giảm buffett ăn sáng, thường xuyên kiểm tra quy trình.
Điều thứ 2 theo ông Kiên cho rằng về các chương trình kích cầu cần đưa ra cho khách du lịch sản phẩm có giá cả thấp nhất nhưng giá trị cao nhất.
Với các doanh nghiệp đây là giai đoạn đòi hỏi liên tục đổi mới sáng tạo trong vận hành, ứng dụng nhiều công nghệ thông tin hơn. Ví dụ Thiên Minh trong khoảng 2-3 tuần tới check in trực tuyến, khách hàng sẽ chỉ cần điền thông tin 1 lần. Tính sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn cũng như tìm thấy cơ hội khác trong thời điểm hiện tại.
Đối với các thị trường quốc tế, ông Kiên đề xuất có thể xem xét mở cửa biên giới với các nước giải quyết dịch tương đối như New Zealand, Úc, Hàn Quốc đồng thời xây dựng kết nối cho cả 2 chiều khách du lịch.
Nhiều địa phương đang đẩy mạnh du lịch nội địa.
Đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp du lịch
Dưới cương vị Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch TAB, ông Kiên đánh giá những sách hỗ trợ gần đây đối với doanh nghiệp du lịch như áp dụng cách tính tiền điện cho các khách sạn được theo giá điện sản xuất là chính sách rất tốt. Ông Kiên cũng cho rằng chính sách giá điện sản xuất nên kéo dài hơn 3 tháng. Theo đánh giá của ông thực tế ra ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới ngành du lịch khách sạn không phải 3 tháng mà 12,18, 24 tháng nên sự hỗ trợ cần kéo dài hơn.
Thứ 2 đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay các chính sách, gói hỗ trợ cực kỳ quan trọng. Hiện những chính sách như hỗ trợ người lao động mất việc 1,8 triệu đồng/tháng trong 3 tháng thực tế nhiều người chưa thực sự nhận được khoản đó cho đến thời điểm hiện tại. Nguyên nhân có một số yêu cầu, điều kiện không thực sự cần thiết.
Về phía doanh nghiệp, điều quan trọng nhất hiện tại là cần có dòng tiền để tồn tại, trả lương nhân viên. Hội đồng Tư vấn Du lịch TAB cũng đã từng có kiến nghị dùng bảo lãnh của Chính phủ cho phép doanh nghiệp du lịch, khách sạn, hàng không được phép vay trả lương 12 tháng tới, mức vay tương đương mức đóng góp thuế trong 2019, tiền lãi tương đương mức tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước kèm theo một số khoản phí cho ngân hàng thương mại.
"Khi có chính sách như vậy tôi tin rằng các doanh nghiệp tiếp cận được vốn hợp lý, nộp thuế và bảo hiểm xã hội đầy đủ thì 99% họ sẽ trả tiền cho ngân hàng. Gói này tương đương khoảng 150.000 tỷ đồng", ông Kiên cho biết.
Hiện trạng cấp thiết của doanh nghiệp được ông Kiên lấy số liệu dẫn chứng nếu tình trạng dịch bệnh còn kéo dài hết tháng 5, 6 thì sẽ có 70% -75% doanh nghiệp đóng cửa trong tháng 7. Như vậy sẽ có một nguồn lực lao động phải nghỉ việc.
"Tôi là người quản lý vài ngàn lao động. Thời gian gần đây tôi nhìn thấy rõ rất nhiều người lao động trong tập đoàn buộc phải nghỉ, giảm lương giảm giờ làm đang phải làm những việc khác như một anh lễ tân khách sạn đi làm xe ôm. Hay một chị nhân viên lễ tân ở Hội An trong 3 tuần không làm việc đi bán cá ở chợ. Hỗ trợ trong thời gian trước mắt rất quan trọng", ông Kiên nhấn mạnh.
Nhịp sống Kinh tế