Chưa 1 lần được gặp mẹ, tôi luôn trách thầm bố: 20 năm sau biết được sự thật, tôi xin lỗi bố trong nước mắt
Cô gái Trung Quốc luôn tò mò về người mẹ của mình, mãi đến 20 năm sau mới biết được sự thật.
- 07-02-2024Cuối năm, nữ giám đốc mang gần 200 triệu đồng ra ngân hàng đổi tiền thì bất ngờ bị cảnh sát triệu tập
- 07-02-2024Nữ ca sĩ “triệu view” trên TikTok gây sốt với loạt hit nhạc Hoa lời Việt, tâm niệm muốn ''đi đường dài'' với nghệ thuật phải có 1 điều này
- 06-02-20243 người đàn ông đổ 58 tấn “bùn lỏng” xuống chỗ đất trống, cảnh sát ập đến, xử phạt 616 triệu đồng
*Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Giả Ngọc Văn, được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc).
Tuổi thơ không có mẹ
Tôi sinh ra ở một ngôi làng miền núi xa xôi thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Cha tôi là một nông dân nghèo, còn mẹ tôi là ai tôi cũng chẳng biết. Bởi từ khi cất tiếng khóc chào đời, tôi có ông bà, có bố và cô chú yêu thương chăm sóc, chỉ có mẹ là chẳng thấy đâu.
Bố tôi bị tật ở chân sau một lần vô tình ngã xuống sườn đồi. Tai nạn này khiến ông không thể đi lại bình thường như trước mà phải có sự hỗ trợ của chiếc nạng. Mỗi lần tôi dìu bố đi đâu đó, mọi người trong làng lại hướng mắt về chúng tôi và bàn tán điều gì đó. Điều này làm cho tôi rất khó chịu. Thế nhưng bản thân tôi cũng chẳng biết mình nên làm gì để xóa tan nỗi muộn phiền đó.
Ngày bé mỗi khi tan học, nhìn bạn bè được mẹ tới đón, tôi cũng thèm thuồng cái khoảnh khắc hạnh phúc đó. Mong ước được gặp mẹ khiến sự tò mò của tôi về người phụ nữ đã sinh ra mình càng mạnh mẽ. Đã nhiều lần, tôi lấy dũng khí để hỏi bố tôi rằng: “Mẹ con đâu hả bố? Tại sao con chưa bao giờ nhìn thấy mẹ?"
Thế nhưng lần nào cũng thế, đáp lại ánh mắt háo hức chờ đợi câu trả lời của tôi là một câu nói “đánh trống lảng” của bố, như “con làm xong bài chưa” hay “bố sang nhà ông X có chút việc nhé”... Dần dần, tôi cũng quên mất đi cái câu hỏi khiến tôi phải tìm đáp án suốt cả tuổi thơ của mình.
Lớn lên một chút, tôi luôn bị các bạn cùng lớp bắt nạt ở trường. Chúng rượt đuổi và gọi tôi là “đứa con hoang” vì tôi không có mẹ. Mỗi lần như thế, tôi lại chạy về nhà và òa khóc trong vòng tay của bố. Những lúc đó, bố luôn an ủi và dặn tôi phải mạnh mẽ, không nên để tâm tới lời của người khác nói. Dẫu vậy, ông cũng không vì tôi khóc lóc mà tiết lộ mẹ tôi là ai, ở đâu và làm gì. Điều này khiến tôi rất ấm ức và nhiều lần trách thầm bố.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi không học đại học mà đi làm ở thị trấn để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Tại đây, tôi có quen một người đồng nghiệp tên là Tiểu Lỗi. Chị ấy hơn tôi hơn 5 tuổi và là một phụ nữ đã có gia đình. Sau 1 năm làm việc cùng nhau, chúng tôi trở nên thân thiết và dễ dàng chia sẻ với nhau nhiều thứ. Cũng từ những lần trò chuyện này, tôi mới biết được hoàn cảnh của Tiểu Lỗi cũng giống mình, chưa từng một lần được gặp mẹ.
Hóa ra sau khi Tiểu Lỗi được sinh ra, mẹ của chị ấy đã bỏ đi nơi khác. Kể về câu chuyện của mình, Tiểu Lỗi kết luận: “Thực ra bố của chị từng rượu chè, cờ bạc nên mới khiến cuộc hôn nhân của cả hai đi vào ngõ cụt, không thể cứu vãn”.
Nghe Tiểu Lỗi kể chuyện, tôi lập tức liên hệ tới câu chuyện của mình rồi bắt đầu hoài nghi về bố. Cứ thế, những thắc mắc trong lòng tôi ngày càng nhiều và không thể giải tỏa. Nhân dịp nghỉ lễ sau đó, tôi đã về nhà và đem những thắc mắc này ra hỏi bố. Tuy nhiên, bố tôi vẫn không trả lời mà chống nạng rời đi chỗ khác. Lúc đó, cả thế giới trong tôi như sụp đổ, ngay cả khi tôi đã lớn, bố vẫn nhất quyết giữ kín những bí mật về người mẹ của tôi. Điều này khiến tôi càng giận ông hơn và “lười” về quê thăm nhà.
Bí mật của bố
Sau khi quay trở lại nhà máy làm việc, tôi kể chuyện này cho Tiểu Lỗi nghe. Chị ấy khuyên tôi muốn biết bí mật của gia đình thì nên về quê hỏi thăm người thân hoặc hàng xóm. Sau một thời gian đắn đo suy nghĩ, tôi cũng quyết định đến gặp người họ hàng xa là dì Tuệ Lan để đi tìm lời giải cho những thắc mắc của mình.
Cuộc trò chuyện với dì khiến tôi vỡ lẽ ra nhiều chuyện. Trước khi tôi rời đi, dì Tuệ Lan còn dặn tôi phải đối xử tốt với bố và đừng làm ông ấy buồn. Rời khỏi nhà dì, tôi lập tức bắt xe về quê. Khi thấy bố đang khó nhọc di chuyển trong nhà với cái nạng trong tay, tôi đã chạy lại, ôm chầm lấy bố rồi khóc lóc và nói lời xin lỗi.
Dì Tuệ Lâm kể với tôi rằng sau tai nạn bị thương ở chân ngày còn trẻ, bố tôi đã từ bỏ ý định lập gia đình. Năm 27 tuổi, ông nghe thấy tiếng khóc của một đứa bé bị bỏ rơi trong đám cỏ dại trước cửa nhà nên liền bế nó về nuôi. Đứa bé đó chính là tôi.
Những năm tháng sau đó, bố vẫn không ngừng tìm thông tin về bố mẹ đẻ của tôi. Không những thế, vì sợ con gái chịu thiệt thòi khi sống trong gia đình nghèo khó, ông cũng đã liên hệ một số gia đình khá giả ở trong vùng nhận nuôi tôi. Thế nhưng khi biết tôi là con gái, những gia đình đó đã lập tức từ chối. Cứ thế, người bố không lành lặn của tôi không quản khó khăn, làm mọi công việc để có tiền nuôi lớn tôi suốt 20 năm qua. Ông cũng chưa từng nghĩ đến chuyện sẽ kết hôn vì muốn toàn tâm toàn ý lo cho tôi đến khi tôi yên bề gia thất.
Sau khi biết được sự thật này, tôi không thể kiểm soát được những giọt nước mắt của mình. Bản thân tôi cũng chưa bao giờ tưởng tượng được bố đã vì tôi mà hy sinh nhiều như vậy. Càng nghĩ, tôi lại càng cảm thấy có lỗi khi đã nghi ngờ và trách nhầm bố. Cùng với những lời xin lỗi dẫu muộn màng, thời khắc thiêng liêng đó, tôi đã tự hứa với lòng rằng sẽ cố gắng làm việc hết mình để cho bố một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi dù không cùng dòng máu, bố cũng đã dành cả thanh xuân để nuôi nấng tôi nên người, vậy khi đã trưởng thành, tôi cũng muốn cố gắng để bù đắp tuổi trẻ không trọn vẹn và lo liệu cho tuổi già của bố mình.
(Theo Toutiao)
Phụ nữ số