Chưa có đủ cơ sở dữ liệu để "tố" CGV cạnh tranh không lành mạnh
Văn bản của Cục quản lý cạnh tranh hồi đáp Cục Điện ảnh nêu rõ thông tin cáo buộc của Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam với CGV chưa rõ ràng, thiếu bằng chứng.
- 15-11-2017Nhiều đại biểu Quốc hội dẫn chứng thị trường phim Việt, CGV để nói về cạnh tranh không lành mạnh
- 03-09-2017CGV muốn đầu tư thêm 200 triệu USD trong 3 năm tới
- 17-07-20174 tháng kể từ khi Platinum rút khỏi Times City và Royal City, CGV đã chính thức vào thế chỗ
- 04-06-2017CGV nhận Giải thưởng Doanh Nghiệp Trách Nhiệm Châu Á, khát vọng đưa Việt Nam vào top 5 ngành công nghiệp điện ảnh phát triển nhất thế giới
- 01-03-2017Thống trị thị trường chiếu phim Việt, hệ thống CGV đang làm ăn ra sao?
Khác với những cáo buộc cũ, văn bản mới lần này của Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam có bổ sung thêm một chi tiết mới đáng chú ý là cáo buộc CGV đang sở hữu 80% vốn đầu tư nước ngoài thì theo quy định của Luật Điện ảnh và Cam kết WTO sẽ không được phát hành phim Việt Nam.
Chưa nói đến cáo buộc này có đúng hay không. Nhưng nghe qua có vẻ không thuận lắm với chính những lần cáo buộc trước là "phim Việt bị chèn ép, không vào được hệ thống CGV".
Câu hỏi đặt ra rằng liệu ai sẽ là phía bất lợi hơn nếu thực sự CGV không còn phát hành phim Việt nữa? Là CGV hay chính các đơn vị sản xuất Việt Nam? Nhất là khi theo thống kê từ năm 2016 đến nay, số lượng phim Việt phát hành đã giảm gần 40% trên toàn bộ hệ thống nên đây thực sự là một bài toán cần cân nhắc.
Còn về phía một số luật sư cho rằng Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam không dễ thắng trong vụ khiếu nại này.
Liên quan đến cáo buộc CGV chèn ép phim Việt từ Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam, phía Công ty CGV cho biết họ sẽ có thông tin trả lời về vụ việc này nhưng chưa chốt thời gian công bố. Còn về phía cơ quan chức năng cũng đã có văn bản do Cục quản lý cạnh tranh phát đi vào tháng 6/2016 hồi đáp lại Cục Điện ảnh sau khi có việc cáo buộc của 8 doanh nghiệp đối với CGV.
Trong văn bản nêu rõ các thông tin cáo buộc chưa đủ dữ liệu nên đến nay, vẫn chưa có sự tham gia nào của cơ quan chức năng vào câu chuyện này.
Với tốc độ tăng trưởng từ 20-25%/năm, doanh thu phòng vé cả nước năm 2008 chỉ là 100 tỷ đồng nhưng đến 2018 dự kiến đã lên đến 2.800 tỷ đồng. Điều này cho thấy thị trường phim Việt Nam chiếu rạp béo bở đến thế nào. Do đó, mối lo khi có các ông lớn bành trướng, chi phối thị trường của các DN nội cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng nếu chỉ bằng những văn bản cáo buộc sẽ không đủ để các DN nội có thể tự đứng vững được trên thị trường.
Một cuộc khảo sát nhanh trên fanpage của VTV24 đã được tiến hành trong ngày 14/11 với câu hỏi
"Bạn đến rạp vì "phim hay" hay vì "rạp xịn"?", với hơn 400 lượt khán giả trả lời, kết quả là hơn 80% cho biết họ sẽ ưu tiên cho một bộ phim hay. Tỷ lệ này có thể hiểu rằng với khán giả, trước khi quan tâm đến việc một bộ phim được chiếu ở rạp nào, giá vé bao nhiêu thì một bộ phim hay chắc chắn vẫn sẽ có đất sống.
VTV