MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuẩn bị bước vào năm 2021 với kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ, đâu là rủi ro lớn nhất đối với TTCK toàn cầu?

28-12-2020 - 15:19 PM | Tài chính quốc tế

Chuẩn bị bước vào năm 2021 với kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ, đâu là rủi ro lớn nhất đối với TTCK toàn cầu?

Trái với quan điểm về sự khởi sắc, sự xuất hiện của chủng virus mới, nguy cơ lạm phát và tâm lý lạc quan được đẩy lên cao sẽ là rủi ro lớn cho năm 2021.

Triển vọng thị trường vào năm 2021 đối với các nhà đầu tư và nhà phân tích rất dễ miêu tả, đó là sự lạc quan cùng tâm lý thận trọng. Hầu hết, các nhà quản lý tài sản đều tin rằng sự hồi phục trong hoạt động kinh tế sẽ diễn ra vào năm sau. 

Theo đó, giá các loại tài sản sản vốn đã tăng vọt kể từ đáy hồi tháng 3 sẽ tiếp tục thăng hoa, nhưng 1 số lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề cũng được hỗ trợ. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu dự kiến sẽ tiếp tục ở mức thấp, điều kiện đi vay dễ dàng cũng thúc đẩy giá cổ phiếu.

Tuy nhiên, chủng virus mới đã được phát hiện tại Anh, khiến thị trường chao đảo trong một khoảng ngắn. Điều này cho thấy mọi thứ không phải lúc nào cũng "thuận buồm xuôi gió". Do đó, Financial Times đã đặt câu hỏi cho các nhà đầu tư: Yếu tố rủi ro nào có thể khiến thị trường biến động trong năm 2021?

Howard Marks – đồng chủ tịch tại Oaktree Capital Management

Theo ông, mối đe dọa chính là lãi suất tăng, không chắc chắn như trong trung hạn. Giá tài sản tăng cao được thúc đẩy phần lớn của lãi suất thấp. Nếu lãi suất tăng, giá tài sản có thể thấp hơn. Tuy nhiên, khả năng lãi suất tăng trở lại là không cao bởi tỷ lệ lạm phát hiện tại không phải mối lo ngại của Fed.

Valentijn van Nieuwenhuijzen – CIO tại NNIP

Chia sẻ với FT, ông cho biết: "Tôi không cho rằng các NHTW sẽ cân nhắc lại về lạm phát, bởi tôi nghĩ tình trạng này sẽ không xảy ra. Nếu tôi sai và lạm phát tăng cao, đó sẽ là một yếu tố khiến thị trường thay đổi."

Điều đó có nghĩa là nhiều "kẻ thua cuộc" trên thị trường sẽ bắt kịp đà tăng của thị trường. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu tăng trưởng sẽ chịu ảnh hưởng khi lãi suất tăng, vẫn tăng giá nhưng thấp hơn nhóm cổ phiếu giá trị. Rõ ràng rằng, trái phiếu chính phủ cũng bị tác động. Hơn nữa, mọi người đều có dự đoán chung về triển vọng lành mạnh, đây cũng chính là một rủi ro khác. Ông cho nói: "Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ để xem các vị thế có sự tập trung như thế nào."

Sam Finkelstein – đồng CIO về trái phiếu toàn cầu tại Goldman Sachs Asset Management

Theo Finkelstein, nhà đầu tư trái phiếu sẽ đối mặt với 2 rủi ro chính khi bước vào năm 2021. Thứ nhất đó là phản ứng chính sách Covid-19 bất thường đã tạo thêm những thách thức trong bối cảnh lãi suất thấp. Thứ 2, các NHTW có chính sách hạn chế trong trường hợp cú sốc tăng trưởng âm xảy ra. Ông nói thêm: "Bối cảnh này khiến chúng tôi tăng trọng tâm vào việc xây dựng danh mục đầu tư cân bằng có khả năng ứng phó với những biến động bất ngờ."

Vincent Mortier – phó CIO tại Amundi

Đà tăng mạnh mẽ gần đây của thị trường diễn ra dựa trên niềm tin mù quáng vào vắc-xin và quan điểm cho rằng mọi thứ sẽ trở lại như trước đây, thậm chí là tốt hơn, trong thời gian sớm. Đây chính là 1 mối rủi ro, bởi việc sản xuất và phân phối vắc-xin trên quy mô lớn không phải là việc đi dạo trong công viên.

Những biện pháp hỗ trợ tài khóa và tiền tệ đang giúp các nền kinh tế trụ vững. Tuy nhiên, những biện pháp này ngày càng khó thực hiện hơn. Kỳ vọng về hoạt động tiền tệ hóa nhiều hơn từ nợ và gia tăng áp lực đối với các NHTW và nguy cơ về sai lầm chính sách đang bị thị trường đánh giá thấp.

Mối rủi ro thứ 3 chính là sự đồng thuận đối với tâm lý lạc quan. Cuộc săn lùng lợi nhuận với trái phiếu lợi suất âm đang được thúc đẩy sẽ lên đến đỉnh điểm, hiện tại cá công ty "thây ma" vẫn đang có gần 1,5 nghìn tỷ USD trái phiếu chưa thanh toán. Tỷ lệ nhà đầu tư vẫn chấp nhận trái phiếu chất lượng thấp trong danh mục đầu tư vẫn ở mức cao, khi đặt cược rằng lãi suất vẫn ở mức thấp trong thời gian dài. Điều này rất nguy hiểm.

Liz Ann Sonders – trưởng nhóm chiến lược gia đầu tư tại Charles Schwab

Điều khiến Sonders quan tâm nhất là tâm lý. Sự thăng hoa gần đây của thị trường đã tạo ra thứ mà bà cho là rủi ro lớn nhất, đó là tâm lý lạc quan quá mức. Tâm lý căng thẳng không phải là điều báo hiệu sự điều chỉnh sắp xảy ra, nhưng diễn biến hiện tại sẽ cho thấy rằng thị trường dễ chịu tác động nếu có "chất xúc tác" tiêu cực có thể xuất hiện dưới mọi hình thức.

Scott Minerd – trưởng bộ phận đầu tư toàn cầu tại Guggenhem Partners

Đại dịch đã thay đổi hoàn toàn hệ thống kinh tế thị trường của chúng ta vốn dựa trên sự cạnh tranh, quản lý rủi ro và sự thận trọng về tài khóa. Mọi thứ đã được thay thế bằng những đợt can thiệp vào chính sách tiền tệ, xã hội hóa rủi ro tín dụng và chính sách quốc gia về rủi ro đạo đức (moral hazard) ngày càng triệt để.

Theo Minerd, điều này thực sự đáng lo ngại bởi bên ngoài sự khởi sắc là một môi trường tín dụng đang ở trong tình trạng tồi tệ, được đánh giá bởi những vụ vỡ nợ tín dụng, thay đổi xếp hạng và nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp. Hiện tại, thị trường trái phiếu lợi suất cao đang có khoản nợ cao hơn 4,5 lần so với lợi nhuận trước thuế của 12 tháng trước – con số đã vượt quá mức đỉnh của chu kỳ vỡ nợ năm 2008-2009, và sẽ trở nên tồi tệ hơn kể từ thời điểm này.

Gregory Peters – giám đốc quản lý và quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại PGIM Fixed Income

Peters cho biết ông ngạc nhiên khi thị trường vượt qua nguy cơ "Blue Sweep" (đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát cả 2 viện của Quốc hội và Nhà Trắng). Ông cho rằng, thị trường Mỹ sẽ chứng kiến "Blue Sneak", khi các cuộc đua vào Thượng viện tại Georgia vẫn đang diễn ra và có khả năng quy mô của gói hỗ trợ sẽ còn tăng thêm nhiều hơn nữa.

Ông cũng cho rằng đây sẽ là "kỷ nguyên vàng" đối với tín dụng và lo ngại hơn về vấn đề này hơn cả hồi tháng 4. Mọi thứ đang diễn ra quá nhanh, do đó, những đợt trả cổ tức, mua cổ phiếu quỹ và M&A cũng nhanh chóng quay trở lại.

Mối rủi ro lớn nhất vẫn là lạm phát. Peters cho rằng lạm phát chỉ tạm thời tăng cao hơn trong năm tới do những tác động cơ bản và sau đó lại giảm. Nhưng rủi ro về việc lạm phát vẫn tiếp tục tăng sẽ thay đổi mọi thứ. Nếu Fed lo ngại về lạm phát sớm hơn so với kế hoạch, thì đó có thể là một mối lo ngại lớn với thị trường, từ đó kịch bản "Taper Tantrum 2.0" sẽ xảy ra (sự tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền các nền kinh tế mới nổi, khi nhà đầu tư quốc tế rút vốn).

Tham khảo Financial Times

Lục Lam

Kinh doanh và phát triển

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên