Chùm ảnh: Nhà ga trung tâm Bến Thành tuyến Metro ở Sài Gòn đã dần lộ diện sau 6 năm thi công
Khi đoạn đường ray ngầm cuối cùng đang được lắp đặt, diện mạo mới nhất của nhà ga trung tâm Bến Thành cũng dần lộ diện rõ nét hơn sau 6 năm thi công.
- 24-01-2021Nguyên nhân gối cao su tại tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên bị rớt
- 22-12-2020Gối dầm metro Bến Thành – Suối Tiên nhẹ hơn 9 kg so với thiết kế được duyệt
- 10-11-2020Giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên dự kiến 10.000 đồng/lượt
Mới đây Metro Bến Thành - Suối Tiên (Metro số 1) đã tiến hành thi công lắp đặt đoạn đường ray ngầm cuối cùng, đánh dấu cột mốc mới trong việc thi công tuyến đường sắt đô thị ở TP.HCM.
Khi đoạn đường ray ngầm bắt đầu lắp đặt, cũng là lúc diện mạo của nhà ga trung tâm Bến Thành thành hình rõ nét. Nhiều hạng mục cơ bản đã được hoàn thành và một số hạng mục cuối đang được "chạy nước rút" về tiến độ thi công.
Ông Vũ Hoàng Hải - Kỹ sư trưởng phụ trách nhà ga trung tâm Bến Thành cho biết đến nay, gói thầu CP1a (xây dựng nhà ga Trung tâm Bến Thành và đoạn ngầm từ Nhà ga Bến Thành đến Nhà ga Nhà hát thành phố) đã đạt 93,6 % khối lượng thi công và cố gắng đến cuối năm đạt sẽ 95%.
Bên trong nhà ga trung tâm Bến Thành, đây là công trình phức tạp nhất tuyến đường sắt đô thị ở TP.HCM
Hiện nay trong tình hình mới, công trường duy trì 2 ca làm việc ngày đêm. Trong đó ca ngày gồm kỹ sư và công nhân khoảng 400 người, còn ca đêm khoảng 50 người để đẩy nhanh tiến độ thi công.
"Hiện tại tổng thể xây dựng nhà ga đã hoàn thành 100%. Phần xây dựng các lối vào nhà ga cũng đạt 80%. Chúng tôi đang cố gắng thi công hoàn thiện hạng mục kiến trúc và cơ điện cho nhà ga và hai hạng mục chính là phần cơ điện, dự kiến đến giữa năm 2022 sẽ bàn giao cho chủ đầu tư", ông Hải cho hay.
Theo ông Hải, thời gian qua dịch Covid-19 gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động trên công trường và tiến độ dự án, tuy nhiên phía chủ đầu tư và nhà thầu nỗ lực vượt qua khó khăn.
Nhà ga trung tâm Bến Thành khởi công từ cuối năm 2016 với thiết kế ngầm dài 236 m, rộng 60 m, độ sâu khoảng 32 m gồm 4 tầng
Đây là khu vực giếng ánh sáng, điểm nhấn của nhà ga trung tâm Bến Thành hiện đã thành hình rõ dáng với thiết kế ấn tượng
Từ trên mặt đất nhìn xuống nhà ga ngầm qua giếng ánh sáng. Hiện tại khu vực này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các hạng mục
Công nhân đang ngày đêm gấp rút hoàn thiện những hạng mục cuối
Tầng B1 của nhà ga ngầm gồm các trang thiết bị phục vụ hành khách (sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động), phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách, văn phòng ga, phòng thiết bị, phòng xử lý không khí và môi trường, trạm điện (tuyến 4)...
Tầng B2 gồm ke ga tuyến 1 và tuyến 3a, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách; ngoài ra còn có văn phòng kiểm soát ke ga, phòng thiết bị PCCC và bơm cấp nước, phòng thiết bị hút và thông gió... hiện tại đã thành hình rõ nét sau khi đã hoàn thành cơ bản
Tầng B3 là phòng xử lý không khí, phòng cấp điện, phòng nghỉ nhân viên và ke ga tuyến 4 (trong tương lai).
Hệ thống kiến trúc các tầng đang trong quá trình thi công hoàn thiện
Tầng B4 gồm ke ga tuyến 2, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách
Đoạn đường ray ngầm cuối cùng đang được lắp đặt
Một công nhân kiểm tra đường ray ngầm
Ngoài chức năng đầu mối kết nối giao thông giữa các tuyến metro, nhà ga trung tâm Bến Thành còn có hệ thống thương mại dịch vụ
Công trường trên mặt đất tại nhà ga trung tâm Bến Thành
Sau 6 năm thi công, nhà ga trung tâm Bến Thành đã sắp đi đến giai đoạn về đích
Trong tương lại, ga trung tâm Bến Thành còn là điểm trung chuyển, kết nối các tuyến Metro số 2, 3, 4.
Nhịp Sống Việt