MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán APG tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên 2024

Chứng khoán APG tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên 2024

HĐQT Công ty sau đó đã ra nghị quyết thông qua kế hoạch tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 lần thứ 2. Thời gian tổ chức vào ngày 21/7/2024, địa điểm tại tòa nhà 132 Mai Hắc Đế, Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Ngày 30/6 vừa qua, CTCP Chứng khoán APG (mã: APG) đã tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên năm 2024.

Tính đến 9h00 ngày 30/6, số cổ đông hoặc đại diện ủy quyền của cổ đông có mặt và đăng ký tham dự là 19 đại biểu, sở hữu và đại diện cho hơn 106 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 47,57% tổng số cổ phần được biểu quyết của công ty. Do đó, ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của APG không đủ điều kiện tiến hành.

HĐQT Công ty sau đó đã ra nghị quyết thông qua kế hoạch tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 lần thứ 2. Thời gian tổ chức vào ngày 21/7/2024, địa điểm tại tòa nhà 132 Mai Hắc Đế, Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Không chỉ có APG, nhiều công ty chứng khoán khác cũng đã tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên lần một gần đây.

Giữa tháng 5, CTCP Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (APEC, mã APS) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2024 nhưng bất thành do không đủ túc số (50%). Theo ghi nhận tại phiên họp, số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại hội chỉ là 149, đại diện cho 36,35% số cổ phần có quyền biểu quyết của Chứng khoán APEC. Do đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 lần thứ nhất của APS không thể tổ chức.

Chung tình trạng trên, chiều ngày 17/6, Chứng khoán VNDirect báo cáo việc không thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (lần đầu tiên trong lịch sử) do tỷ lệ cổ đông tham dự không vượt quá 50% tổng số phiếu có quyền biểu quyết (tỷ lệ cụ thể không được công bố). Dù vậy, ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 lần thứ 2 của chứng khoán APS và VNDirect đều đã tổ chức thành công.

Về hoạt động kinh doanh tại Chứng khoán APG, theo báo cáo tài chính quý 1/2024, Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Giải trình nguyên nhân lợi nhuận lao dốc, APG cho biết chủ yếu do lỗ bán các tài sản tài chính trong kỳ tăng và chênh lệch tăng đánh giá lại các tài sản tài chính thông qua lãi/lỗ giảm.

Năm 2024, APG lên kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 390 tỷ và 239 tỷ đồng, tăng tương ứng 48% và 43% so với thực hiện năm 2023.

Loạt phương án chào bán cổ phiếu tăng vốn điều lệ

Theo tài liệu được công bố, doanh nghiệp dự kiến trình kế hoạch trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 9% (tương đương phát hành hơn 20 triệu cổ phiếu mới). Năm 2024, cổ tức dự kiến tỷ lệ từ 5%.

Ngoài ra, APG cũng lên kế hoạch trình cổ đông thông qua một loạt phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Cụ thể, HĐQT sẽ trình phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 10.000 đồng/cp, số lượng cổ phiếu phát hành thêm gần 224 triệu đơn vị, tỷ lệ phát hành 1:1. Số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán là 2.236 tỷ đồng sẽ được phân bổ cho hoạt động tự doanh (70%), còn lại bổ sung cho hoạt động đầu tư vào các giấy tờ có giá (20%) và hoạt động môi giới (10%).

Chứng khoán APG tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên 2024- Ảnh 1.

Phương án sử dụng vốn từ đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu

Doanh nghiệp cũng trình Đại hội thông qua phương án phát hành cổ phiếu ESOP, lượng cổ phiếu dự kiến hơn 11 triệu đơn vị, giá phát hành dự kiến 10.000 đồng/cp.

Thêm vào đó, APG lên kế hoạch chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho NĐT chứng khoán chuyên nghiệp, lượng cổ phiếu chào bán tối đa 100 triệu đơn vị. Giá dự kiến 12.000 đồng/cp, thời gian chào bán trong năm 2024. Trường hợp chào bán thành công, số tiền dự kiến thu về là 1.200 tỷ đồng sẽ được phân bổ tỷ lệ tương tự như chào bán cho cổ đông hiện hữu.

Chứng khoán APG tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên 2024- Ảnh 2.

Phương án sử dụng vốn từ đợt chào bán cho NĐT chứng khoán chuyên nghiệp

Nếu hoàn thành tất cả các phương án phát hành và chào bán cổ phiếu, vốn điều lệ APG dự kiến nâng lên gần 5.800 tỷ đồng.

Dương Ngọc

An ninh Tiền tệ

Trở lên trên