Chứng khoán Trung Quốc xanh, phần còn lại của châu Á tiếp tục chìm trong sắc đỏ, Nikkei mất gần 500 điểm
Phiên giao dịch sáng 12/5, ngoại trừ chứng khoán Trung Quốc, tất cả các chỉ số chính của chứng khoán châu Á khác đều chìm trong sắc đỏ, nối dài những ảnh hưởng từ cú bán tháo trước đó của chứng khoán Mỹ.
- 09-05-2021Chuyện gì sẽ xảy ra với thị trường chứng khoán và tiền số khi Fed dập tắt 'cơn mưa tiền'?
- 06-05-2021Lý giải xu hướng mới nhất: Giao dịch tiền số tăng bùng nổ trong khi thị trường chứng khoán, trái phiếu ảm đạm
- 04-05-2021Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thị trường chứng khoán chỉ tăng giá?
- 04-05-2021Đầu tư tiền ảo: Nhập nhằng giữa "tiền tệ" và "chứng khoán" khiến Phố Wall bối rối
- 02-05-2021Ông Trump đã sai, chứng khoán Mỹ tăng rực rỡ kể từ khi ông Biden lên cầm quyền
Đầu giờ chiều ngày 12/5 theo giờ Hà Nội, Nikkei 225 tạm thời đóng cửa với mức giảm 461,09 điểm. Trước đó, chỉ số này có lúc mất 600 điểm, tương đương hơn 2%. Cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô Nissan giảm gần 10%.
S&P/ASX 200 cũng mất 76,7 điểm, tương đương hơn 1%. KOSPI của Hàn Quốc thì giảm tới 2,1%. Thị trường Đài Loan giảm gần 4% do dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát và cơ quan y tế nước này tuyên bố sẽ nâng mức cảnh báo và kiểm dịch chặt hơn.
Tuy nhiên, chứng khoán Trung Quốc đã phục hồi trở lại sau phiên giao dịch buổi sáng. Shanghai tăng 21,19 điểm, tương đương 0,62% trong khi SZSE Component cũng tăng 0,34%. Hang Seng cũng tăng 110 điểm, tương đương 0,47%.
Chứng khoán Đông Nam Á cũng không tươi sáng hơn. SET của Thái Lan giảm 1,06%, VnIndex của Việt Nam mất 0,2% trong khi IDX Composite của Indonesia cũng giảm 0,63%. Duy nhất chỉ có KLCI của Malaysia giữ được sắc xanh với 0,31% nhiều hơn so với phiên giao dịch ngày hôm trước.
Sắc đỏ cũng tiếp tục bao trùm chứng khoán tương lai của Mỹ. Sau khi mất gần 500 điểm trong phiên giao dịch 11/5, Dow Jones tiếp tục giảm 223 điểm trong phiên giao dịch ngoài giờ. S&P 500 và Nasdaq futures cũng lâm vào tình cảnh tương tự khi giảm, lầm lượt là 0,67 và 0,93%. VIX, chỉ số vốn để đo nỗi sợ hãi của nhà đầu tư, đang tăng 6,27%.
Nỗi lo lạm phát bao trùm là lý do chính khiến chứng khoán Mỹ điều chỉnh. Cổ phiếu công nghệ, vốn đã tăng mạnh trong thời gian qua, cũng đang trở thành đối tượng bị bán tháo. Nỗi lo này đã lan tới châu Á và kéo theo cú sụt giảm của hầu hết các chỉ số chính. Mức điều chỉnh lớn nhất thuộc về Nikkei 225 và Kospi với hơn 2% mất đi.