Chứng khoán châu Âu lẹt đẹt, đây vẫn là những thị trường ngược dòng và khởi sắc năm 2019
Với mức tăng lên tới 43%, chứng khoán Hy Lạp không chỉ là một trong những thị trường tốt nhất châu Âu mà còn nằm trong nhóm đầu của chứng khoán toàn cầu năm 2019.
- 31-12-2019Cổ phiếu Alibaba được yêu thích nhất châu Á năm 2019
- 30-12-201910 tỷ phú làm từ thiện nhiều nhất năm 2019
- 30-12-201910 thương vụ IPO lớn nhất thế giới 2019
- 30-12-2019Nước Mỹ năm 2019: Nhiều căng thẳng và đối đầu
- 29-12-2019Giới giàu toàn cầu "bỏ túi" 1.200 tỷ USD trong năm 2019
Bên cạnh Hy Lạp, Nga và Italy cũng được đánh giá là những thị trường tăng trưởng tốt nhất ở châu Âu trong một năm mà bất ổn chính trị và sự giảm tốc bao trùm kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đây lại là những thị trường bị các nhà phân tích loại khỏi danh mục đầu tư vì hàng loạt vấn đề.
Hy Lạp
Nền kinh tế Hy Lạp từng là tâm điểm của châu Âu trong nhiều năm bởi suy thoái và những chính sách thắt lưng buộc bụng hà khắc. Tuy nhiên, 2019 được coi là một chương mới với quốc gia ở khu vực Nam Âu. Chỉ số chứng khoán chính của Hy Lạp đã tăng 43% trong năm 2019, biến nó trở thành một trong những thị trường tăng tưởng tốt nhất thế giới.
"Tăng trưởng kinh tế Hy Lạp đã trở lại vào năm 2019 nhờ chi tiêu chính phủ cũng như khôi phục đầu tư với triển vọng xuất khẩu tốt", ông Athanasia Kokkinogeni, chuyên gia phân tích cao cấp tại DuckerFrontier, chia sẻ.
2019 cũng là một năm đặc biệt tốt với đối với cổ phiếu của các ngân hàng Hy Lạp. Cụ thể, cổ phiếu của Ngân hàng Piraeus có mức tăng hơn 250%, Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp tăng 171%, Ngân hàng Alpha tăng 71% trong khi Eurobank tăng 67%.
Hy Lạp đã chấm dứt kiểm soát vốn vào năm 2019 và Chính phủ công bố "Hercules" – một chương trình cho phép người vay nợ đóng lại các khoản nợ xấu để có thể tiếp cận tín dụng mới. Chương trình này mang tên một vị á thần trong Thần thoại Hy Lạp.
Mike Bell, chiến lược thị trường toàn cầu tại JP Morgan Asset Management, cho biết thêm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng có những động thái hỗ trợ Hy Lạp. Ngoài ra, một đợt nới lỏng định lượng (QE) mới trong khu vực đồng tiền chung châu Âu đã giảm đáng kể chi phí vay mượn. Cuối cùng, cơn ác mộng nợ công đã không còn ám ảnh Hy Lạp trong năm 2019 như những năm trước đó.
Một chính phủ trung tả và ủng hộ doanh nghiệp cũng đã được bầu hồi tháng 7. Lợi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp đã giảm hơn nữa sau khi ông Kyriakos Mitsotakis đắc cử thủ tướng Hy Lạp.
Liên bang Nga
Chỉ số chính của chứng khoán Nga đã tăng 29% trong năm 2019, một năm được đánh dấu bằng việc nới lỏng tài khóa. Theo đó, Nga nổi lên từ một cuộc suy thoái sau khi bị Mỹ và đồng minh cấm vận. Kinh tế Nga được hỗ trợ bởi chính sách hạ lãi suất và những sách lược được xây dựng cẩn trọng bởi người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Elvira Nabiullina.
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố cắt giảm lãi suất đáng kể từ tháng 6 vừa qua. Ngân hàng Trung ương Nga cũng tuyên bố cắt giảm lãi suất cơ bản xuống 6,25% mỗi năm kể từ tháng 12 năm nay.
Những thông tin này nay lập tức góp phần thúc đẩy mạnh mẽ trong lĩnh vực doanh nghiệp. Gazprom, công ty dầu mỏ quốc doanh của Nga, cho biết họ tăng đáng kể trong việc trả cổ tức và một số lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào doanh nghiệp này được dỡ bỏ.
Italy
Tại Rome, mặc dù có sự khác biệt với Brussels (Thủ đô Vương quốc Bỉ, nơi đặt trụ sở của Liên minh châu Âu EU) và một cuộc bầu cử chóng vánh, Chỉ số chính của chứng khoán Italy vẫn tăng 28% trong năm 2019.
"Nhiều nhà đầu tư đã từ bỏ thị trường chứng khoán Tây Âu này, viện dẫn những lo ngại từ Brexit, chiến tranh thương mại, chính phủ với liên minh yếu cũng như núi nợ và sự bất lực rõ ràng của ECB để cảnh báo nguy cơ lạm phát của nền kinh tế này. Tuy nhiên, những lần cắt giảm lãi suất và QE từ ECB giúp Italy lật ngược tình thế", Russ Mould của AJ Bell nhận định.