Chứng khoán chuẩn bị đón một tuần sóng gió?
Theo CNBC, tranh cãi về tốc độ tăng lãi suất của FED và căng thẳng Ukraine đe dọa đẩy thị trường chứng khoán vào một tuần biến động.
- 12-02-2022NÓNG: Mỹ thông báo sơ tán khẩn cấp Đại sứ quán ở Ukraine ngay trong ngày hôm nay
- 12-02-2022Mỹ cảnh báo Nga sẽ tấn công Ukraine vào tuần tới, ông Biden họp khẩn với các lãnh đạo NATO và đồng minh
- 12-02-2022Nguy cơ xung đột giữa Nga và Ukraine ngày càng căng thẳng, Dow Jones rớt hơn 500 điểm
- 11-02-2022Nghịch lý: Mỹ và Anh lo sợ xung đột ở Ukraine nhưng lại chẳng làm gì để ngăn chặn điều đó
- 11-02-2022Tổng thống Biden yêu cầu người Mỹ tự rời Ukraine ngay lập tức, giải thích đưa quan đội vào sơ tán sẽ tạo ra "chiến tranh thế giới"
Thị trường chứng khoán Mỹ đã có nhiều biến động trong tuần qua khi lợi suất trái phiếu tăng đột biến do lạm phát nóng nhất lịch sử được ghi nhận vào tháng Giêng, làm thay đổi các dự báo của phố Wall về lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Ngoài ra, việc Nhà Trắng nói rằng Nga có thể tấn công Ukraine trước khi kết thúc Thế vận hội càng khiến tình hình trở nên hỗn loạn. Cả Mỹ và Anh đều kêu gọi công dân rời Ukraine càng sớm càng tốt.
Các chỉ số của chứng khoán Mỹ đều giảm mạnh cuối phiên giao dịch ngày 11/2 trong khi đó lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng Giêng cũng lên tới 7,5%, mức tăng cao nhất trong 40 năm kể từ khi nó được thu thập.
Những điều tồi tệ nhất chưa kết thúc ở đó. Khi chỉ còn 2 giờ nữa là kết thúc phiên giao dịch ngày 11/2, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan thông báo rằng Mỹ nhận thấy các dấu hiệu leo thang của Nga tại biên giới Ukraine. Ông Sullivan tin rằng có thể xảy ra một cuộc xung đột trong thời gian diễn ra Thế vận hội.
Marc Chandler, chiến lược gia thị trường tại Bannockburn Global Forex, cho biết: "Đến lúc này, tất cả những gì tôi muốn nói là về chính sách tiền tệ. Đồng USD đang phục hồi, giá dầu tăng và chứng khoán bị bán tháo. Ngay cả khi không có gì xảy ra vào cuối tuần này, mọi người vẫn sẽ lo lắng về nó trong tuần tới".
Peter Boockvar, giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group, cho biết căng thẳng với Nga làm tăng thêm áp lực lên FED. Nếu thực sự xảy ra, nó sẽ thúc đẩy lạm phát, vốn đã rất nóng trên quy mô toàn cầu.
"Nó đang gây ra nhiều vấn đề với FED vì xung đột Nga – Ukraine sẽ làm tăng giá dầu, giá lương thực, lúa mì, phân bón và mọi thứ khác. Chúng sẽ làm cho FED gặp khó khăn hơn trong việc chống lại lạm phát. Trong khi đó, FED không thể lùi bước. Họ không thể đổ lỗi cho vấn đề địa chính trị là lý do để không tăng lãi suất", Boockvar nói.
Theo vị chuyên gia này, nếu FED lo ngại về tác động kinh tế, họ có thể làm chậm tốc độ tăng lãi suất. Cho tới sáng qua, nhiều nhà kinh tế nghiêng về hướng FED sẽ tăng 0,5% lãi suất sau cuộc họp tháng 3. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng FED có thể nâng lãi suất nhanh hơn, thậm chí là tới 7 lần tăng 0,25% trong năm nay như Goldman Sachs dự đoán….
Trái ngược với những chu kỳ tăng lãi suất trong quá khứ, lần này, thị trường hoàn toàn không biết về ý định của FED. Ngay cả việc thường xuyên tăng 0,25% trong đầu chu kỳ tăng lãi, động thái cho thấy sự thận trọng của FED, bây giờ cũng không còn chắc chắn.
Với những căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu, áp lực lạm phát kỷ lục, một FED hoàn toàn không chắc chắn với chính sách của mình… đe dọa biến tuần tới trở thành một tuần sóng gió. Tuy nhiên, thế giới có thể ngóng chờ vào cuộc hội đàm trực tiếp ngày 12/2 giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, nơi mà sự nhượng bộ của các bên có thể đảm bảo không một cuộc chiến nào nổ ra.