Chứng khoán “đua” tăng vốn, cơ hội nên “chụp" lấy
Không chỉ ngân hàng, nhiều công ty chứng khoán cũng đang lên kế hoạch tăng vốn trong năm nay để đáp ứng “cơn khát” margin của làn sóng nhà đầu tư F0...
- 10-04-2021CEO Chứng khoán Bản Việt: Chúng tôi có thể ra khỏi top 5 thị phần môi giới, nhưng tỷ suất lợi nhuận mảng này vẫn cao nhất
- 08-04-2021Shark Linh: Nếu có thu nhập 10 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư 500 ngàn đến 1 triệu vào chứng khoán, nhưng hãy đầu tư trong dài hạn
- 08-04-2021Kỷ lục chưa từng có: Nhà đầu tư trong nước mở mới 113.191 tài khoản chứng khoán trong tháng 3, bằng xấp xỉ 30% cả năm 2020
Trong quý đầu tiên của năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng sự ồ ạt mở tài khoản mới của nhà đầu tư mới (F0). Số liệu thống kê từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán cho thấy, lượng tài khoản mở mới quý I/2021 xấp xỉ 255.000 tài khoản; riêng tháng 3 đạt kỷ lục với 113.191 tài khoản.
HÀNG CHỤC NGÀN TỶ ĐƯỢC HUY ĐỘNG
Sức nóng của thị trường cùng với sự bùng nổ lượng tài khoản mới kéo theo nhu cầu sử dụng margin trên toàn thị trường tăng vọt và không ít công ty chứng khoán cạn vốn, không còn nguồn tiền để cho khách hàng vay thêm.
Theo thống kê của chứng khoán Agriseco, vào cuối năm 2020, tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn chủ sở hữu tại chứng khoán Yuanta đã lên tới 163%, Mirae Asset ở mức 168%; tại HSC và MBS con số này đã xấp xỉ ngưỡng tối đa 200%. Điều này có nghĩa các công ty chứng khoán sẽ khó có thể cho vay thêm nếu không gia tăng vốn chủ sở hữu.
Số liệu cuối năm 2020 cũng cho thấy dư nợ cho vay (chủ yếu là cho vay margin) trên toàn thị trường vào khoảng 90.000 tỷ đồng. Đây là con số kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập tới nay.
Một số công ty chứng khoán đã đạt ngưỡng giới hạn cho vay margin vào cuối năm 2020 (Nguồn Agriseco)
Các công ty chứng khoán muốn giữ khách, muốn nằm trong Top10 thị phần, thì phải đáp ứng nguồn vốn. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, các công ty chứng khoán chỉ được phép cho vay không quá 2 lần vốn chủ sở hữu. Do đó, các công ty chứng khoán buộc phải tăng vốn. Chính vì lẽ đó, cuộc đua tăng vốn của các công ty chứng khoán nóng lên hơn bao giờ hết.
Cụ thể, HSC vừa lấy ý kiến cổ đông việc phát hành hơn 152,5 triệu cổ phiếu với tổng giá trị hơn 1.525 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1 để nâng vốn điều lệ lên hơn 4.583 tỷ đồng. Mức giá chào bán mà HSC đưa ra 14.000 đồng/cổ phiếu.
Hay tại đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra vào cuối tháng 3 vừa qua, chứng khoán VNDirect (VND) đã thông qua việc phát hành hơn 220 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1. Vốn của VND được tăng hơn gấp đôi, từ mức 2.145 tỷ đồng lên gần 4.400 tỷ đồng sau khi phát hành thành công.
Chứng khoán SSI cũng phát hành gần 47 triệu cổ phiếu để chuyển cho lô trái phiếu trị giá 1.150 tỷ đồng với mức giá 24.541 đồng/cổ phiếu.
Tương tự, cổ đông chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng thông qua kế hoạch tăng vốn lên gấp đôi, từ 1.656 tỷ đồng lên 3.330 tỷ đồng trong năm nay. Cụ thể, VCSC dự kiến chào bán 900.000 cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên (ESOP), giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, mức giá ESOP chỉ bằng 1/4 thị giá hiện tại (65.000 đồng/cổ phiếu).
Tính toán của Dragon Capital trong báo cáo gần đây dự báo vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán sẽ tăng lên mức 650 triệu USD, tương đương với mức tăng khoảng 30.000 tỷ đồng (tăng 30-35%) trong năm 2021.
Không nằm ngoài cuộc chơi, công ty Chứng khoán MB (MBS) cũng tăng vốn thêm 1.643 tỷ đồng lên 2.676 tỷ đồng thông qua các hình thức phát hành ESOP, chào bán cho cổ đông hiện hữu và chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Bên cạnh đó, hàng loạt các công ty chứng khoán nhỏ cũng đã và đang có kế hoạch nâng vốn để tăng cường năng lực tài chính, đáp ứng dịch vụ cho giới đầu tư. Chẳng hạn, chứng khoán Đà Nẵng (DSC) chào bán 94 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược để tăng vốn thêm gần 16 lần, từ mức 60 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.
Chứng khoán Đại Nam (DNSE) cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn từ 160 tỷ lên 1.000 tỷ đồng trong năm 2021; Chứng khoán Everest (EVS) sẽ chào bán riêng lẻ 40 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 600 tỷ lên 1.000 tỷ đồng. Chứng khoán Pinetree (thành viên của Hanwha Group) cũng cho biết sẽ tăng vốn điều lệ thêm 200 tỷ đồng lên 815 tỷ đồng trong năm nay.
Như vậy, sẽ có vài chục ngàn tỷ đồng được các công ty chứng khoán được huy động vào thị trường trong năm nay từ việc tăng vốn. Điều này cũng phù hợp với tính toán của Dragon Capital trong báo cáo gần đây về vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán sẽ tăng lên mức 650 triệu USD, tương đương với mức tăng khoảng 30.000 tỷ đồng (tăng 30-35%) trong năm 2021.
CƠ HỘI NÊN "CHỤP" LẤY
Lãnh đạo một công ty chứng khoán trong Top 5 của thị trường nêu quan điểm cá nhân cho rằng việc tăng vốn của các công ty chứng khoán lợi nhiều hơn hại. Thậm chí, có thể nói đây là "cơ hội nên chụp lấy".
Cơ hội thứ nhất, theo vị lãnh đạo này chính là nhu cầu giao dịch chứng đang gia tăng. Với tình trạng nghẽn lệnh trên HOSE mà thanh khoản hàng ngày vẫn đạt bình quân trên 15.000 tỷ đồng (bình quân tháng 3), thì nhiều khả năng là khi HOSE xử lý được việc nghẽn lệnh, thanh khoản thị trường sẽ còn gia tăng mạnh (với điều kiện phụ là chứng khoán thế giới không đảo chiều).
Trước làn sóng cấp vốn giá rẻ từ các doanh nghiệp Hàn quốc, các công ty nội địa rất cần tăng vốn để cạnh tranh, giữ môi giới và giữ khách. Việc hạ 1-2 bậc trong Top10 thị phần có thể không quan trọng lắm, nhưng hạ nhiều bậc, hay hạ trong nhiều quý thì lại là vấn đề thực sự nghiêm trọng.
Thứ hai là việc tăng vốn giúp công ty huy động được nguồn vốn giá rẻ hơn, so với đi vay ngân hàng. Thực tế, chứng khoán không phải là ngành dễ huy động vốn, vì tâm lý neo theo thị trường. Thị trường nếu giảm (VN-Index giảm) thì giá cổ phiếu chứng khoán dễ giảm theo (dù công ty vẫn kinh doanh có lãi), việc huy động vốn cũng vì thế khó khăn hơn. Do đó, thời gian này có thể gọi là thiên thời, là cơ hội rất tốt để các công ty chứng khoán huy động vốn.
Thứ ba, đối với các công ty chứng khoán hàng đầu và có tiếng trong thời gian dài như SSI, HSC, VCSC… thì họ có nhiều mảng kinh doanh, cũng rất cần vốn, chứ không chỉ margin. Trong đó, thu xếp vốn (IB) là một mảng rất cần vốn mồi, hoặc vốn kinh doanh (bảo lãnh chẳng hạn). Khách hàng càng lớn, nhu cầu vốn cũng càng lớn.
Cuối cùng, quay trở lại 1 khái niệm gây tranh cãi gần đây, là thị phần. Trước làn sóng cấp vốn giá rẻ từ các doanh nghiệp Hàn quốc, hiển nhiên các công ty nội địa rất cần tăng vốn để cạnh tranh, giữ môi giới và giữ khách. Việc hạ 1-2 bậc trong Top10 thị phần có thể không quan trọng lắm, nhưng hạ nhiều bậc, hay hạ trong nhiều quý thì lại là vấn đề thực sự nghiêm trọng.
"Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng margin là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là đối với các công ty chứng khoán mà khách hàng cá nhân chiếm đa số. Kinh nghiệm cho thấy cá nhân thường xài đòn bẩy margin "máu" hơn tổ chức, và một khi bị "call" (khi khoản vay vay ký quỹ của nhà đầu tư sắp không đạt ngưỡng tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu và yêu cầu họ phải nộp thêm tiền hoặc bán bớt chứng khoán để duy trì tỷ lệ ký quỹ tối thiểu), thì dễ tìm cách bỏ của chạy lấy người, khi đó công ty chứng khoán sẽ lỗ thật, mất vốn nếu quản trị không tốt", vị giám đốc trên khuyến cáo.
VnEconomy