MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán Việt có số lần giảm nhiều nhất vào tháng 11 - lịch sử có lặp lại?

Trong tuần cuối tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam rung lắc rất mạnh. Các chỉ số có nhiều phiên "xanh vỏ đỏ lòng" - đa số các cổ phiếu giảm nhưng chỉ số tăng nhờ một vài cổ phiếu trụ cột thay nhau tăng mạnh.

Việc nhà đầu tư bất ngờ giao dịch thận trọng là do các chỉ số đã tăng điểm 3 tháng liên tiếp và VN-Index đang tiến đến nhiều vùng kháng cự mạnh.

Thống kê kể từ năm 2005 - thời điểm bắt đầu vận hành HNX-Index, chỉ số đại diện thị trường là VN-Index có 10 lần giảm điểm trong tháng 11, nhiều hơn cả tháng 5 - thời điểm được cho là xấu nhất của năm với tâm lý "Sell in May". Trong khi đó, tháng 2 và 3 là thời điểm thị trường chứng khoán diễn biến tích cực nhất khi VN-Index chỉ có 4 năm giảm điểm ở 2 tháng này.

Chứng khoán Việt có số lần giảm nhiều nhất vào tháng 11 - lịch sử có lặp lại? - Ảnh 1.

VN-Index có xác suất giảm điểm cao nhất vào tháng 11. Đơn vị:%

Tình hình của HNX-Index cũng tương tự khi chỉ số này có đến 11 lần giảm điểm ở tháng 11 trong các năm từ 2006 - 2019.

Chứng khoán Việt có số lần giảm nhiều nhất vào tháng 11 - lịch sử có lặp lại? - Ảnh 2.

HNX-Index có xác suất giảm điểm cao nhất vào tháng 11. Đơn vị:%


Tháng 11 năm nay sẽ ra sao?

Tháng 11 là thời điểm kết thúc mùa báo cáo tài chính quý III nên thị trường có thể rơi vào vùng trống thông tin. Hơn nữa, thị trường cũng đã có đến 3 tháng tăng điểm liên tiếp sau khi chịu ảnh hưởng từ đợt bùng phát dịch Coivd-19 lần thứ 2. Ngoài ra, dù Việt Nam đang kiểm soát tốt nhưng dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, đặc biệt là tại châu Âu, đang bùng phát dữ dội. Nhiều nước tái triển khai phong tỏa trên quy mô rộng hay áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn -  Giám đốc môi giới hội sở của Mirae Asset Việt Nam, tháng 11 năm nay đặc biệt hơn do sẽ diễn ra đợt bầu cử tổng thống Mỹ. Đáng chú ý là 2 ứng viên được cho là “kẻ 8 lạng người nửa cân”, bất kể đắc cử sẽ mang lại những giá trị và hệ quả khác biệt cho đường lối chính sách của Mỹ cả nội và ngoại.

Chính yếu tố đặc trưng như trên, giới đầu tư toàn cầu thường chọn đứng ngoài theo dõi ở thời điểm trước và sau đợt bầu cử 3 – 4 tuần rồi mới quyết định xu hướng đầu tư. Điều này làm lượng cầu sụt giảm đáng kể và phân bổ vào các tài sản an toàn khác như trái phiếu chính phủ, hàng hóa (vàng hay dầu)… Các yếu tố trên làm cho thị trường chứng khoán có những đợt biến động mạnh và thiên về hướng giảm nhiều hơn do lực cầu giảm.

Ông Tuần dự báo VN-Index từ nay đến cuối năm sẽ dao động trọng vùng từ 940 – 1.000 điểm và thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh theo ngành.

Tại Việt Nam, trong 3 kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ gần đây, cả 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index đều giảm điểm.

Theo Bình Minh

NDH

Trở lên trên