"Chúng tôi không chỉ đến đây để làm áo sơ mi, giày dép hoặc để lắp ráp thiết bị điện tử" và câu trả lời của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2017 vừa kết thúc. VBF được nhìn nhận là kênh kết nối giữa cộng đồng tư nhân và Chính phủ, hoạt động hiệu quả trong suốt 20 năm nay. Tiếp nối truyền thống, VBF kỳ này ghi nhận những khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp và lắng nghe những giải đáp của Chính phủ.
- 12-12-2017Thủ tướng: Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu GDP đạt 300 tỷ USD
- 05-12-2016VBF 2016: 10 thùng giấy cho một chứng từ giao dịch ngoại hối nộp lên ngân hàng
- 05-12-2016Hàn Quốc đang giữ “ngôi vương” đầu tư vào Việt Nam, và đây là những kiến nghị của họ tại VBF 2016
- 01-12-2015VBF cảnh báo Việt Nam cẩn trọng khi dùng quỹ hưu trí đem đầu tư chứng khoán
- 01-12-2015Diễn đàn VBF: Doanh nghiệp khổ đủ đường vì thủ tục phiền hà, cán bộ nhũng nhiễu
Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh năm 2017 là năm có nhiều dấu ấn quan trọng trong nỗ lực cải tạo môi trường kinh doanh của Chính phủ. Nhiều chính sách đã được ban hành như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, Chỉ thị 20,... Tiếp nối hành động của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cũng có chuyển biến, trong đó, phải kể đến nỗ lực cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh của Bộ Công thương.
Ảnh: Mai Lân, đồ hoạ: Hương Xuân
Những nỗ lực này được ghi nhận thông qua những thứ hạng cải thiện do các tổ chức nước ngoài đánh giá. Đơn cử như Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng Việt Nam thứ 55/137 về năng lực cạnh tranh toàn cầu, tăng 5 bậc so với một năm trước và 20 bậc so với 5 năm trước đó. Hay ở Chỉ số kinh doanh 2018 (Doing Business) do World Bank đánh giá, Việt Nam cũng tăng 14 bậc.
Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cũng thẳng thắn nhìn nhận, Việt Nam dù có cải thiện, nhưng là cải thiện so với chính mình, còn so ra với tiêu chuẩn thế giới thì... còn xa lắm.
Thực tế, ghi nhận từ các hiệp hội doanh nghiệp thương mại các nước đang làm ăn tại Việt Nam, phản ánh không khác biệt là bao nhiêu.
Ông Ryu Hang Ha, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) sau những chào hỏi ngoại giao đã vào thẳng vấn đề khi nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam cần cải tiến các quy định bất hợp lý gây cản trở đầu tư và gia tăng gánh nặng quá mức cho các doanh nghiệp.
Ảnh: Mai Lân, đồ hoạ: Hương Xuân
Theo đó, ông cho rằng cần giải quyết nhanh chóng những vướng mắc trong thực tế để hoạt động sản xuất được diễn ra nhanh chóng và trôi chảy hơn. Đồng thời, tối thiểu hoá việc ban hành quá nhiều các quy định về môi trường gây giảm năng lực cạnh tranh.
Bà Natasha Ansell, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcharm) bắt đầu phần trình bày với việc nhắc lại chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump mới đây – vốn được xem là tín hiệu rất tích cực trong quan hệ song phương Việt – Mỹ.
Ảnh: Mai Lân, đồ hoạ: Hương Xuân
Tuy nhiên, bà nói thẳng rằng nhiều cơ hội đầu tư đã không thành hiện thực khi nhà đầu tư phải đối mặt với nạn tham nhũng và một môi trường thể chế và quy định cấp phép còn rườm rà, nhiều hạn chế, thiếu rõ ràng.
Bên cạnh đó, một số lĩnh vực của Việt Nam cũng chưa mở cửa để hút vốn tư nhân hay còn hạn chế do vẫn chú trọng vào khu vực công và DNNN.
Những vấn đề này Amcham lặp lại không chỉ một lần. Điều này cũng được GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đặt vấn đề và cho rằng đấy là lý do dù muốn, Mỹ cũng không trở thành nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam.
Nêu ra nhiều khuyến nghị, nhưng trọng tâm của Amcham là mong muốn Chính phủ giữ ổn định và công bằng trong chính sách, vì những thay đổi sẽ gây ra rủi ro, khiến doanh nghiệp e ngại khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, dù hấp dẫn.
“Chúng tôi không chỉ đến đây để làm áo sơ mi và giày dép hoặc để lắp ráp thiết bị điện tử mà còn để phát triển toàn bộ chuỗi cung ứng và tất cả các dịch vụ tinh tế để hỗ trợ”, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) bày tỏ.
Ảnh: Mai Lân, đồ hoạ: Hương Xuân
Khi đến thị trường Việt Nam, các công ty châu Âu, theo ông, cần những nhân viên thông thạo tiếng nước ngoài và cần đảm bảo quyền Sở hữu trí tuệ và được bảo vệ hiệu quả.
Bên cạnh đó, tương tự đại diện Amcham, phía Eurocham cũng kêu gọi nỗ lực của Chính phủ trong việc xử lý các trường hợp tham nhũng, chú trọng minh bạch hoá thị trường, loại bỏ yếu tố xin – cho... Đồng thời, giảm thiểu các yêu cầu chồng chéo hoặc mâu thuẫn của các đơn vị hành chính gây lãng phí tài chính hay thuế.
Đại diện cho phía hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), ông Hiroshi Karashima, Chủ tịch JCCI đưa ra 2 đề xuất. Thứ nhất là thành lập một cơ quan mới liên bộ ngành, có quyền hạn xử lý mạnh mẽ mọi vấn đề phát sinh do sự thiếu rõ ràng này gây ra. Thứ hai là hoàn thiện cơ chế công văn chính thức đảm bảo doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận các bộ ngành liên quan để xác nhận tính hợp pháp của một số hoạt động kinh doanh.
Ảnh: Mai Lân, đồ hoạ: Hương Xuân
Sau khi lắng nghe hết phát biểu của các đại diện hiệp hội doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tỏ ra vui mừng khi nhận thấy các khuyến nghị, sáng kiến được đưa ra ngày một hay hơn ở tầm vĩ mô. Thủ tướng cho rằn đấy chính là yếu tố để xây dựng ngôi nhà chung Việt Nam ngày càng to đẹp và hoàn thiện về khung pháp luật, chính sách vĩ mô, tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển bền vững, tăng cường hội nhập quốc tế.
Ảnh: Mai Lân, đồ hoạ: Hương Xuân
Thủ tướng cũng đưa ra ba vấn đề được Chính phủ sẽ tập trung thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, ưu tiên phát triển hạ tầng, tăng cường đầu tư cho con người, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Chính phủ cũng đồng thời đẩy mạnh hơn nữa những cải cách về tái cơ cấu nền kinh tế và cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật theo hướng minh bạch, lành mạnh, an toàn...