Chuỗi cà phê đầu tiên ở Việt Nam không chấp nhận tiền mặt khi thanh toán, cuối cùng ngày này cũng tới rồi!
Việc quán cà phê không chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt được cho là khá lạ lẫm ở Việt Nam và rất ít nơi áp dụng.
- 03-04-2024Sở hữu chuỗi cà phê vạn người mê, người Mỹ vẫn mạnh tay gom "vàng xanh" của Việt Nam về uống, xuất khẩu tăng hơn 100% trong 2 tháng đầu năm
- 27-03-2024Nỗ lực xuất khẩu cà phê đạt 5 tỉ USD: Sự lớn mạnh của các chuỗi cà phê Việt
- 18-02-2024Một chuỗi cà phê 5 cửa hàng của Việt Nam chuẩn bị tiến vào Singapore: "Luckin Coffee làm thế nào, chúng tôi làm ngược lại"
- 01-02-2024Không cần nghỉ Tết, chuỗi cà phê Trung Quốc Cotti Coffee mở cùng lúc 2 cửa hàng tại Hà Nội: "Cắt máu" khuyến mãi chỉ ngang quán vỉa hè
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, ngày nay, các hình thức thanh toán khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ đã trở nên vô cùng đa dạng. Không thể phủ nhận rằng các hình thức thanh toán chuyển khoản, quét mã QR... giúp cho cuộc sống trở nên tiện lợi hơn rất nhiều so với việc chỉ có hình thức thanh toán tiền mặt như trước đây.
Đáng chú ý, mới đây, một chuỗi cà phê đang hoạt động tại thị trường Việt Nam đã đưa ra quyết định vô cùng táo bạo, đó là không nhận thanh toán bằng hình thức tiền mặt. Từ một vài chi nhánh thử nghiệm, hình thức này đã được mở rộng và áp dụng thêm rất nhiều chi nhánh thuộc chuỗi cà phê này. Cụ thể, đó chính là các chi nhánh thuộc chuỗi Starbucks - một chuỗi cà phê rất nổi tiếng và đã hoạt động nhiều năm tại Việt Nam.
Được biết, từ cuối năm 2023, Starbucks đã đưa ra thông báo áp dụng hình thức "thanh toán không tiền mặt" này ở một số chi nhánh tại TP.HCM và Hà Nội. Sau đó, chuỗi cà phê này tiếp tục mở rộng hình thức trên ở nhiều chi nhánh khác.
Hình thức thanh toán không tiền mặt này đã có mặt tại khá nhiều quốc gia. Điển hình là quốc gia láng giềng Thái Lan, các cửa hàng cà phê hoặc bánh ngọt nổi tiếng như After You, 7-eleven hay chính Starbucks đã áp dụng hình thức thanh toán không tiền mặt này từ lâu. Thậm chí, các cửa hàng "cashless" tại nơi đây còn khá "gắt" khi không chấp nhận bất kỳ trường hợp dùng tiền mặt nào, nếu ai không thể thanh toán bằng thẻ hay QR thì nhận viên sẽ không thanh toán và không chấp nhận bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào. Hiện tại, ở Việt Nam, chưa có nhiều hàng quán áp dụng hình thức này và Starbucks chính là chuỗi cà phê tiên phong.
Theo chia sẻ từ nhân viên một chi nhánh Starbucks tại quận 3 (TP.HCM), ở tất cả các cửa hàng Starbucks có đặt biển là "cashless store" đều không nhận thanh toán bằng tiền mặt. Thời gian đầu áp dụng hình thức này, các cửa hàng vẫn chấp nhận thanh toán tiền mặt trong các trường hợp khách hàng không có thẻ ngân hàng, app ngân hàng, các loại ví khác... Hiện tại, đa số khách hàng đến Starbucks đều sử dụng các phương pháp thanh toán qua thẻ hoặc các ví online, Apple Pay, Google Wallet...
Cửa hàng vẫn sẽ hỗ trợ thanh toán tiền mặt nhưng chỉ trong các trường hợp cực hi hữu (có thể kể đến như khách hàng không mang theo điện thoại và chỉ có tiền mặt hay khách hàng không sử dụng app ngân hàng, các ví điện tử...) thì mới quyết định "phá lệ". Vì hình thức này tại Việt Nam hiện nay không mới, nhưng cũng chưa quá phổ biến, người Việt vẫn có thói quen sử dụng tiền nên việc Starbucks vẫn du di cho vài trường hợp là điều dễ hiểu.
Hiện nay, ở rất nhiều hàng quán ăn uống, dịch vụ, việc thanh toán bằng các hình thức như quét mã QR, chuyển khoản... đã trở nên vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, việc chuyển hoàn toàn sang hình thức này và không nhận thanh toán bằng tiền mặt thì có rất ít nơi áp dụng. Starbucks được xem là chuỗi cà phê đi tiên phong tại Việt Nam trong việc này.
Những cửa hàng "cashless" như thế này đặc biệt thu hút sự chú ý với giới trẻ khi càng ngày, họ càng ưa chuộng lối sống “nhanh” nhờ vào sự phát triển của công nghệ. Thay vì mang theo ví tiền, người trẻ thích sử dụng các phương thức thanh toán tiện lợi không chỉ giúp họ tiết kiệm thời gian mà còn tạo ra một trải nghiệm thanh toán chỉ trong 5s và mượt mà hơn. Hiện tại, dù vẫn có những lần "phá lệ" để hỗ trợ khách hàng thanh toán bằng tiền mặt nhưng nhiều người cho rằng việc áp dụng như vậy khá tiện lợi, hữu ích và nên nhân rộng trong tương lai.
Đời sống và Pháp luật