MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuỗi nhà thuốc An Khang lỗ hơn 5,3 tỷ từ khi Thế giới Di động đầu tư

08-08-2019 - 08:34 AM | Doanh nghiệp

Ghi nhận tại Website chuỗi An Khang, hiện chuỗi có 19 nhà thuốc tại Tp.HCM, với lượng khác mỗi ngày đạt 3.800 người. Chuỗi không chỉ bán thuốc, mà còn kinh doanh thực phẩm chức năng, hoá mỹ phảm, hoạt chất...

Ghi nhận tại BCTC hợp nhất quý 2/2019 của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG), chuỗi nhà thuốc An Khang (trước đây là Phúc An Khang) lỗ 492 triệu đồng trong nửa đầu năm 2019. Trong năm 2018, chuỗi nhà thuốc này lỗ hơn 2,1 tỷ. Tổng cộng khoản lỗ tính đến 30/6/2019 xấp xỉ 2,6 tỷ đồng. Đây là phần lỗ tương ứng với 49% cổ phần mà MWG nắm giữ, như vậy tổng lỗ của An Khang từ khi MWG chính thức ghi nhận là công ty liên kết vào khoảng hơn 5,3 tỷ đồng.

Đánh tiếng thâu tóm chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang từ năm 2017, tuy nhiên nhận định thị trường chưa đến thời điểm chín mùi, sau đó MWG chỉ dừng lại đầu tư liên kết với tỷ lệ sở hữu 49% cổ phần. Theo báo cáo, MWG chi hơn 62 tỷ đồng cho thương vụ này.

Thế giới Di động tiếp tục chịu lỗ từ nhà thuốc An Khang với 2,6 tỷ đồng - Ảnh 1.

Ghi nhận tại Website chuỗi An Khang, hiện chuỗi có 19 nhà thuốc tại Tp.HCM, với lượng khác mỗi ngày đạt 3.800 người. Chuỗi không chỉ bán thuốc, mà còn kinh doanh thực phẩm chức năng, hoá mỹ phảm, hoạt chất...

"Thị trường dược phẩm tại Việt Nam vẫn còn rất phức tạp. Vì vậy, MWG vẫn giữ một chân trong thị trường này để tìm hiểu chứ chưa có ý định phát triển mạnh trong thời gian gần", ông Nguyễn Đức Tài nói tại buổi chia sẻ đầu năm 2018.

Một lý do khác khiến MWG không vội vã đầu tư ngành dược bởi quy mô bán lẻ vẫn nhỏ, bằng khoảng một nửa so với ngành động. Theo Hãng nghiên cứu thị trường Business Monitor International (BMI), quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam có giá trị 5,3 tỷ USD. Tuy nhiên, kênh bệnh viện chiếm tới 70% thị phần, chỉ 30% còn lại là dành cho các nhà thuốc bán lẻ, tương đương 1,6 tỷ USD trong khi cả nước có khoảng 57.000 nhà thuốc và quầy thuốc.

Chưa kể, các chuyên gia trong ngành cũng đưa ra dự báo khó khăn trong thời gian tới khi chi tiêu y tế của Việt Nam đang được tài trợ từ bảo hiểm y tế của chính phủ, tư nhân và tự chi trả. Trong khi đó, mật độ nhà thuốc tại Việt Nam khá cao khi so sánh với các nước có mật độ nhà thuốc cao nhất trên thế giới, trong khi tỷ lệ dược sĩ vẫn chưa tương xứng. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc mở rộng của các chuỗi nhà thuốc gặp khó khăn, khi mà theo quy định hiện nay mỗi nhà thuốc cần có một dược sĩ có bằng đại học trở lên.

Mặc dù vậy, thị trường vẫn khá sôi động khi ngày càng nhiều tên tuổi mới xuất hiện. Đặc biệt, trung tuần tháng 11/2018, Vinfa (thuộc Tập đoàn VinGroup) chính thức gia nhập với 11 nhà thuốc đặt trong 11 cửa hàng Vinmart tại Hà Nội. FPT Retail cũng đang đặt kỳ vọng rất lớn với chuỗi nhà thuốc Long Châu với tham vọng mở mới cả trăm cửa hàng mỗi năm.

Tri Túc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên