Chuyển động mới nhất tại siêu dự án du lịch tâm linh hồ Thanh Long (Hải Dương) 1.500ha mà tỷ phú “ăn chay” Xuân Trường muốn đầu tư
UBND tỉnh Hải Dương đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép lập quy hoạch khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long thành vùng cảnh quan, bổ trợ phát huy giá trị khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, sớm đưa nơi đây trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế.
- 05-04-2024Một dự án 1.500 căn hộ ở TP. Thủ Đức được gỡ vướng, chủ đầu tư vỡ òa khẳng định "đây là tin vui rất lớn"
- 05-04-2024Từ 1/1/2026 chi phí làm sổ đỏ lần đầu sẽ tăng dựa vào bảng giá đất mới theo Luật Đất đai 2024, người dân cần chú ý
- 05-04-2024Giá chung cư liên tục tăng suốt một thập kỷ, bất chấp thị trường biến động
UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất thực hiện khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long (TP. Chí Linh).
Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép đưa khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long ra khỏi phạm vi ranh giới trong hồ sơ nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch TP Chí Linh giai đoạn 2023-2033, tầm nhìn đến năm 2050.
Đồng thời, cho phép UBND tỉnh lập quy hoạch khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long thành vùng cảnh quan, bổ trợ phát huy giá trị khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, sớm đưa nơi đây trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế.
Theo quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2020 thì khu vực hồ Thanh Long nằm ở phân khu khai thác đặc biệt.
Hiện Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện quy hoạch di tích và cho phép rà soát, lập quy hoạch mới phù hợp tình hình, định hướng phát triển di tích và địa phương.
UBND tỉnh Hải Dương đã hoàn thiện hồ sơ nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch TP Chí Linh giai đoạn 2023-2033, tầm nhìn đến năm 2050. Khu vực hồ Thanh Long nằm trong phạm vi lập quy hoạch này.
Quy hoạch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định rõ vùng bảo tồn di tích và vùng phát triển du lịch hồ Thanh Long có diện tích khoảng 1.380ha.
Theo báo cáo tỉnh Hải Dương trước đó, Khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long sẽ được xây dựng thành một khu du lịch tổng hợp có tầm cỡ quốc gia, quốc tế với các loại hình du lịch đặc trưng là lịch sử, văn hoá, tâm linh, sinh thái. Toàn bộ khu vực nghiên cứu quy hoạch Dự án hồ Thanh Long có tổng diện tích với khoảng 1.502ha. Phạm vi di tích thuộc các xã Hưng Đạo, Lê Lợi và phường Cộng Hoà.
Dự án bao gồm các hạng mục xây dựng, tôn tạo tháp thờ phật, tháp chuông … với tâm điểm là 3 ngọn tháp ở hồ Tam Tôn, nối với nhau bằng hệ thống đường ngầm dưới lòng hồ.
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương cho biết, hồ Thanh Long nằm ở trung tâm khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Trước đây khu vực này là nơi tập kết thuyền chiến, luyện thủy quân của Đức Thánh Trần, căn cứ hậu cần của đại bản doanh Vạn Kiếp. Hiện nay, hồ thuộc địa phận các xã Hưng Đạo, Lê Lợi (Chí Linh) và một phần xã Đan Hội, huyện Lục Nam (Bắc Giang).
Khu vực hồ đang là vùng đất hoang hóa, một phần diện tích canh tác lúa 1 vụ bấp bênh, nguồn thủy sản tự nhiên được chính quyền giao khoán cho nhân dân. Hệ thống di tích tại đây xuống cấp nghiêm trọng, nhiều năm chưa được trùng tu, tôn tạo, cảnh quan thiên nhiên chưa được quy hoạch nên việc khai thác chưa hiệu quả.
Trước đó, tại Hội nghị công bố danh mục thu hút đầu tư trên địa bàn TP. Chí Linh (Hải Dương) đến năm 2040, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã ký biên bản ghi nhớ với UBND TP. Chí Linh về việc nghiên cứu đầu tư dự án này.
Theo ý tưởng đề xuất của Xuân Trường, tổng diện tích dự án là 2.000ha. Doanh nghiệp cam kết sẽ đầu tư gần 10.000 tỷ đồng với thời gian 10 năm vào khu du dịch này.
Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường được biết đến là chủ đầu tư nhiều dự án du lịch tâm linh có giá trị đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc như quần thể Bái Đính – Tràng An (Ninh Bình), khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao (Hà Nam), khu tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Hải Phòng), khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)...
Người đứng sau tạo nên thành công của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường là ông Nguyễn Văn Trường (sinh năm 1963). Dù là doanh nhân lừng lẫy, nhưng rất hiếm khi ông Trường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.