Chuyện gì đã xảy ra với Kodak?
Bài viết là lời cảnh tỉnh cho những công ty đang dẫn đầu thị trường công nghệ rằng trong một môi trường biến đổi không ngừng, sự tự mãn có thể hủy hoại tất cả.
- 04-05-2024Nghề ủn khách lên tàu có gì thú vị?
- 04-05-2024Siêu dự án 16 tỷ USD đầy tham vọng của Campuchia
- 04-05-2024Huyền thoại đầu tư Warren Buffett có thể đã tìm thấy ‘ngôi sao sáng giá’ để rót tiền: Hàng nghìn trader mong đợi cổ phiếu bí mật sớm được tiết lộ trong ĐHCĐ
Từ người tiên phong
Kodak từng được ghi nhận là người đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ. Vào năm 1888, họ cách mạng hóa nhiếp ảnh nghiệp dư với chiếc máy ảnh phim cầm tay đầu tiên trên thế giới có tên Kodak.
Thành công vang dội đến mức công ty đã đổi tên từ Eastman Dry Plate and Film Company thành Eastman Kodak Company chỉ 4 năm sau đó.
Chiếc Kodak ban đầu là máy ảnh point-and-shoot (chỉ cần ngắm và chụp) đi cùng với khẩu hiệu marketing nổi tiếng: "Bạn chỉ cần bấm nút, chúng tôi lo phần còn lại".
Chỉ trong một thập kỷ, ước tính hơn 1,5 triệu máy ảnh Kodak đã được bán ra, mở ra kỷ nguyên mới cho nhiếp ảnh cá nhân.
Chiếc máy ảnh bỏ túi đầu tiên có tên Kodak Brownie đã ra đời vào năm 1900, giúp việc chụp ảnh cá nhân trở nên tiện lợi hơn nhiều so với chiếc Kodak cồng kềnh ban đầu - vốn phải gửi đi cùng cuộn phim để tráng ảnh.
Trong suốt thế kỷ 20, Kodak liên tục cho ra đời những cải tiến trong lĩnh vực nhiếp ảnh.
Tiêu biểu như phim màu Kodachrome năm 1935, máy ảnh lấy liền Instamatic giá rẻ sử dụng năm 1963, máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên năm 1975 và nhiều đổi mới khác trong những thập kỷ tiếp theo mà đáng chú ý nhất là mẫu DSLR đầu tiên ra mắt năm 1991.
Đến điềm báo suy tàn
Tuy nhiên, chính chiếc máy ảnh năm 1975 lại là điềm báo cho sự suy tàn của Kodak.
Kodak đã từ bỏ dự án này vì lo ngại công nghệ kỹ thuật số sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu chính của công ty và nó đến từ việc bán phim.
Ngay cả khi Kodak tái tham gia vào lĩnh vực máy ảnh kỹ thuật số vào đầu những năm 2000, họ vẫn giữ nguyên mô hình kinh doanh cũ - coi máy ảnh là sản phẩm "kéo khách", hy vọng sử dụng máy ảnh kỹ thuật số để bán các dịch vụ khác bằng cách chấp nhận lỗ 60 USD trên mỗi chiếc bán ra.
Trong khi đó, Fujifilm của Nhật Bản đã mở rộng sang thị trường Mỹ với chiến lược marketing rầm rộ vào những năm 1980 và dần dần chiếm lĩnh thị phần phim của Kodak, buộc họ phải đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1998 (đơn sau đó đã bị bác bỏ).
Trượt dốc
Khi thị trường chuyển dịch khỏi phim vào những năm 2000, Kodak đã cố gắng tìm cách xoay trục trong hoạt động của mình. Nhà phân tích của Citigroup Investment Research Matthew Troy đã chia sẻ với The New York Times vào tháng 5/2008 như sau:
"Họ muốn trở thành Worldbank (Ngân hàng Thế giới) của ngành, cung cấp giải pháp mang thương hiệu Kodak cho mọi thứ liên quan đến hình ảnh".
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Kodak phải xác định những mảng kinh doanh không còn phù hợp để loại bỏ bắt đầu từ mảng hình ảnh y tế với giá 2,35 tỷ USD vào năm 2007 và ngừng sản xuất phim màu Kodachrome 35mm vào năm 2009.
Họ cũng đã chuyển hướng sang các sản phẩm tiềm năng khác của máy ảnh kỹ thuật số như màn hình OLED và máy in chuyên dụng, đem các bằng sáng chế của chính mình ra kinh doanh.
Tuy nhiên trong thời gian đó, các công ty điện tử tiêu dùng đã vượt qua họ trong lĩnh vực máy ảnh. Kodak tụt dốc từ vị trí đầu bảng năm 2005 xuống thứ tư vào năm 2007 và thứ bảy vào năm 2010.
Các nhà sản xuất máy in như Hewlett-Packard và Xerox đã vượt mặt Kodak về máy in ảnh.
Phá sản và hiện tại
Kodak đã nộp đơn xin phá sản cho nhà chức trách Mỹ vào tháng 1/2012 với trọng tâm là bán bớt một phần trong số 1.100 bằng sáng chế để thu được 965 triệu USD để có thể tiếp tục hoạt động.
Và kết quả là họ chỉ thu được 525 triệu USD sau khi bán các bằng sáng chế cho hàng chục "ông lớn" bao gồm Apple, Google, Microsoft, Facebook, Samsung, Fujifilm và Adobe.
Con số này khác xa với kỳ vọng của Kodak tuy nhiên đó là mức giá tốt nhất mà họ nhận được khi đó.
Vụ phá sản kết thúc vào tháng 9/2013, mở đường cho một Kodak mới - hay chính xác là 2 thực thể mới.
Một phần của Kodak đã được tách ra để tạo thành Kodak Alaris, sẽ kiểm soát hoạt động kinh doanh "Hình ảnh tài liệu" và "Hình ảnh cá nhân hóa" của Kodak.
Công ty Eastman Kodak ban đầu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh in ấn thương mại và phim quay phim. Với việc Fujifilm rời khỏi Mỹ vào năm 2013, nhu cầu lớn về kho phim ở Hollywood chỉ có thể đến từ một nơi và đó là điều may mắn đối với Kodak.
Công ty đã đạt được các thỏa thuận dài hạn với hầu hết các hãng phim lớn vào năm 2020 và cùng năm đó chính phủ Mỹ đã cho họ vay 765 triệu đô la để sản xuất nguyên liệu cho các sản phẩm dược phẩm.
Đời Sống Pháp Luật